Công ty TNHH không được phép phát hành cổ phần và nếu là công ty tnhh hai thành viên bạn cũng phải chuyển nhượng theo điều Điều 52, 53 và 54 của Luật Doanh Nghiệp 2014.
Về phân loại để chọn đăng ký kinh doanh, có 2 loại hình là TNHH 1 thành viên và TNHH 2 thành viên trở lên. Một thành viên tức là công ty chỉ có 1 cá nhân hay 1 tổ chức làm chủ còn 2 thành viên trở lên tức là có ít nhất 2 thành viên vóp vốn vào công ty.
==>Xem thêm:Dịch vụ thành lập công ty tại ATS NHANH CHÓNG – GIÁ RẺ
Ưu khuyết điểm của công ty TNHH
– Ưu điểm của công ty TNHH:
Các thành viên góp vốn cảm thấy yên tâm hơn khi thành lập doanh nghiệp bằng loại hình này do chỉ cần chịu trách nhiệm trên cơ sở số vốn mình góp . Cũng là một mình làm chủ nhưng họ chỉ cần chịu trách nhiệm trên số vốn mình đề nghị góp do đó loại hình này được nhiều cá nhân lựa chọn hơn loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Bạn cũng không cần quá lo ngại khi chuyển nhượng khi góp vốn chung với nhiều người khác nhau vì các thành viên đều phải tuân thủ các quy tắc của Pháp luật.
Tuy không phát hành được cổ phiếu, trái phiếu nhưng công ty TNHH 2 thành viên vẫn giới hạn tối đa số thành viên là 50 người, đây cũng là một số lượng khá lớn, thêm vào đó, nếu muốn chuyển đổi qua công ty cổ phần bạn vẫn có thể thực hiện được.
– Khuyết điểm của công ty TNHH:
Do chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trên số vốn đăng ký nên về mặt giao dịch các đơn hàng lớn, đấu thầu các dự án lớn (trị giá hợp đồng vượt quá số vốn đăng ký nhiều lần) sẽ gặp khó khăn khi đối tác yêu cầu hồ sơ pháp lý để chứng minh trách nhiệm đảm bảo năng lực thực hiện hợp đồng.
Quy định về số lượng thành viên không quá 50 thành viên cũng là điểm bất lợi khi doanh nghiệp muốn tăng thêm thành viên để huy động thêm vốn. Công ty TNHH cũng không được phát hành cổ phiếu đại chúng để huy động vốn hợp pháp như loại hình công ty cổ phần.
Thủ tục thành lập công ty TNHH
Để thành lập được bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và nộp tại sở kế hoạch đầu tư. Từ 3-5 ngày làm việc sau khi nộp bạn sẽ nhận được phản hồi về việc doanh nghiệp của bạn có được thành lập hay không, nếu hồ sơ sai sót thì sở sẽ phản hồi bằng văn bản hướng dẫn bổ sung, bạn thực hiện bổ sung theo hướng dẫn để có thể hoàn thành thủ tục.
- Văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu được quy định tại nghị định 75/2015/NĐ-CP cụ thể là nằm ở khoản 1 điều 6 và điều 7
- Điều lệ công ty
- Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì cần phải lập danh sách thành viên, còn công ty TNHH 1 thành viên thì không cần danh sách.
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước của các thành viên và người đại diện pháp luật
Những công việc cần làm sau thành lập
Sau khi nhận được giấy phép công ty, khắc dấu và đăng ký mẫu dấu bạn đã có thể tiến hành giao dịch với khách hàng tuy nhiên bạn cần hoàn tất các thủ tục sau:.
- Lập và nộp tờ khai thuế môn bài
- Đăng ký hồ sơ thuế ban đầu
- Thông báo phát hành hoá đơn trước khi xuất cho khách hàng
Khi các thủ tục này hoàn tất bạn có thể yên tâm đưa doanh nghiệp mình vào hoạt động, tuỳ theo việc đăng ký mà hàng tháng hay hàng quý mà bạn tiến hành nộp các báo cáo như Báo cáo thuế giá trị gia tăng, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn, báo cáo thuế thu nhập cá nhân, ngoài ra bạn cần đóng các loại thuế nếu có phát sinh như thuế Giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính.
Cần tư vấn và hỗ trợ liên hệ:
==>Xem thêm: https://www.facebook.com/ketoan.ATS