Khi các doanh nghiệp đăng ký thành lập công ty dù tự mình làm thủ tục hay thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói cũng đều phải đóng những lệ phí do nhà nước quy định. Tuy điều này ai cũng biết nhưng có thể các bạn vẫn chưa biết các khoản lệ phí nào cần đóng, Kế toán ATS hiểu điều này nên chúng tôi chia sẽ bài viết để giúp các bạn biết được cần đóng những lệ phí nào trong quá trình làm thủ tục và sau khi hoàn tất nhận giấy phép đăng ký kinh doanh.
1. LỆ PHÍ NỘP HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Lệ phí nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước là 200.000 VNĐ và được đóng tại sở Kế Hoạch Đầu Tư. Sau khi soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo đúng thủ tục quy định của nhà nước các bạn phải nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch – Đầu tư và nộp lệ phí tại đây.
2. LỆ PHÍ LÀM CON DẤU DOANH NGHIỆP
Sau khi hoàn tất nộp hồ sơ và xét duyệt, Sở KHĐT sẽ cấp cho bạn giấy phép đăng ký kinh doanh. Bước tiếp theo bạn cần làm con dấu tròn và đăng ký tại sở kế hoạch đầu tư. Lệ phí phải đóng là 450.000 VNĐ – 600.00 VNĐ tùy theo loại dấu tốt hay không. Sau khi khắc dấu xong bạn tiến hành đăng ký mẫu dấu tại sở kế hoạch đầu tư.
==>Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Hải Phòng
3. PHÍ ĐĂNG KÝ BỐ CÁO THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Theo quy định thì doanh nghiệp sau khi hoàn thành đăn ký giấy phép kinh doanh, trước 30 ngày khi có giấy phép phải đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp tại các nhật báo trên toàn quốc. Hiện nay việc đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp đã được tiến hành ngay tại sở kế hoạch đầu tư, và điều này là bắt buộc. Lệ phí để đăng bố cáo hiện nay là 300.000 VNĐ
4. PHÍ MUA CHỮ KÝ SỐ VÀ IN HÓA ĐƠN
Để doanh nghiệp hoạt động thì bạn cần phải có chữ ký số để báo cáo thuế hàng tháng, ngoài ra phải đặt in hóa đơn cho doanh nghiệp của mình để thực hiện giao dịch với khách hàng. Hiện tại, chữ ký số có giá: 1.300.000VNĐ sử dụng trong vòng 4 năm.
Ngoài ra các bạn còn phải đóng thuế môn bài cho cơ quan nhà nước, loại thuế này được tính dựa trên vốn điều lệ của công ty.
Các lệ phí thành lập doanh nghiệp trên khi các bạn tự làm hay thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp thực hiện cũng đều phải đóng cho cơ quan nhà nước. Các bạn nên chọn cho mình giải pháp thích hợp với điều kiện của mình. Kế toán ATS khuyên bạn nếu không có nhiều thời gian thì bạn nên ủy quyền cho dịch vụ pháp lý làm giấy phép kinh doanh. Vì các thủ tục soạn, nộp hồ sơ mất rất nhiều thời gian và cần nhiều biểu mẫu theo quy định nhà nước.
==>Xem thêm: https://www.facebook.com/ketoan.ATS