Kiểm tra sổ sách kế toán giúp đảm bảo tính chính xác và tuân thủ pháp luật. Đây là việc xác nhận hệ thống kế toán phù hợp, kiểm tra bút toán, chứng từ và giao dịch. Việc này giúp cho thông tin kế toán đầy đủ, chính xác. Đồng thời phản ánh trung thực tình hình thực tế của doanh nghiệp. Từ đó giúp loại bỏ các sai lệch trong việc lập Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị. Để giúp các doanh nghiệp có thể kiểm tra chính xác, Kế toán ATS xin trình bày các hình thức và cách kiểm tra sổ sách kế toán chi tiết nhất
Các bước trong quy trình kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán
Dưới đây là các bước quy trình kế toán cần làm để kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán:
- Bước 1: Rà soát sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản để đối chiếu số liệu;
- Bước 2: Kiểm tra toàn bộ giao dịch từ định khoản hóa đơn. Ngoài ra xác định đầu vào và đầu ra kế toán
- Bước 3: Đối chiếu công nợ khách hàng theo tháng, quý, năm;
- Bước 4: Xác minh và kiểm tra các khoản phí phải trả;
- Bước 5: Hoàn thiện và kiểm tra dữ liệu kê khai thuế hải quan trên hóa đơn;
- Bước 6: Xác định tính cân đối giữa đầu vào và đầu ra hóa đơn;
- Bước 7: Kiểm tra tính hợp lý của các mục định khoản và khoản phải thu, phí phải trả;
- Bước 8: Rà soát bảng lương, đối chiếu với sổ cái TK334 và bảng lương khác nhau;
- Bước 9: Xác minh tính chính xác của các khoản phải thu và phải trả;
Những việc cần làm khi kiểm tra sổ sách kế toán
Trong quá trình kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán, cần thực hiện các công việc sau:
- Cần xác minh tính hợp lệ và phù hợp của tất cả chứng từ kế toán;
- Đối chiếu và điều chỉnh lại các nghiệp vụ kinh tế, kế toán phát sinh trong quá khứ;
- Kiểm tra việc kê khai và lập báo cáo thuế VAT hàng tháng cho doanh nghiệp;
- Xác minh lại báo cáo quyết toán thu nhập trước đó của doanh nghiệp;
- Rà soát giấy tờ hồ sơ liên quan đến quyết toán thuế thu nhập cá nhân của nhân viên;
- Đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính của doanh nghiệp;
- Kiểm tra và sửa chữa những sai sót phát hiện được.
Quá trình kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán đòi hỏi sự cẩn thận và chi tiết. Việc này đảm bảo rằng thông tin tài chính của doanh nghiệp là đáng tin cậy. Đồng thời tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Các cách kiểm tra sổ sách kế toán
Kiểm tra bảng cân đối phát sinh tài khoản
Trước tiên, cần kiểm tra chênh lệch quan hệ đối ứng giữa các Tài khoản trên Bảng cân đối phát sinh tài khoản. Điều này được làm cụ thể như sau:
- Về tổng thể: Tổng số dư bên Nợ phải bằng tổng số dư bên Có. Trong đó bao gồm cả số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ.
- Về mối quan hệ đối ứng giữa các Tài khoản: Dựa vào sổ cái các Tài khoản, kiểm tra mối quan hệ đối ứng giữa các Tài khoản liên quan.
Thứ hai, trong quá trình kiểm tra sơ bộ các số dư trên Bảng cân đối phát sinh tài khoản, chúng ta cần xác định xem từng Tài khoản đã có số dư đúng tính chất của nó hay chưa.
Kiểm tra đúng tính chất của các Tài khoản giúp đảm bảo tính chính xác. Đồng thời là sự thống nhất trong hạch toán kế toán. Từ đó đảm bảo sự minh bạch và tin cậy của thông tin tài chính trong doanh nghiệp.
Kiểm tra, đối chiếu chi tiết các tài khoản trên bảng phát sinh. Đồng thời tiến hành xử lý các sai lệch
Tiến hành kiểm tra sổ sách kế toán theo thứ tự như sau.
- Đầu tiên ưu tiên kiểm tra các Tài khoản nhiều khả năng bị sai sót.
- Sau đó kiểm tra lần lượt theo hệ thống tài khoản trên bảng Cân đối phát sinh
Cách kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán
- Kiểm tra dựa theo tính chất số dư từng tài khoản;
- Đối chiếu theo quan hệ đối ứng các tài khoản có liên quan đến nhau;
- Đối chiếu số liệu tổng hợp với số chi tiết;
- Tiến hành xác nhận số dư với bên thứ 3 (khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, Thuế,…). Tại đây có thể đối chiếu với hóa đơn, chứng từ gốc để xác định tính đúng, sai của Tài khoản.
Lưu ý trước kiểm tra:
Trước khi bắt đầu kiểm tra số liệu, cần kiểm tra trạng thái ghi sổ chứng từ. Việc này để tránh trường hợp đã nhập số liệu lên Phần mềm kế toán nhưng chưa ghi sổ chứng từ do lý do nào đó. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác. Đồng thời là sự đầy đủ của thông tin kế toán được kiểm tra.
Các hình thức kiểm tra sổ sách kế toán
Kiểm tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
- Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với định khoản hạch toán hóa đơn. Bao gồm hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán
- Hướng dẫn kiểm tra sổ sách kế toán
- Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế.
- Kiểm tra đầu vào cân đối tài khoản
- Định khoản các khoản phải thu và phải trả đinh khoản tài khỏa có đúng không. Tại đây kiểm tra lại số liệu TK 334 được tính trên bảng lương xem có khớp không. Đồng thời có hồ sơ đầy đủ không.
Hình thức làm kiểm tra trên sổ nhật ký chung:
- Kế toán phải kiềm tra và rà soát lại những định khoản xem nghiệp vụ “Nợ Có” đúng không.
- Xem lại số tiền chuyển vào mỗi tháng đúng chưa. Cách tính đó là:
- Số phát sinh ở nhật ký chung = Tổng các phát sinh trên bảng cân đối tài khoản.
Kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán trên bảng cân đối tài khoản
- Hạch toán kiểm tra tổn dư nợ đầu kỳ = Tổng số dư có ở đầu kỳ = Số dư cuối kỳ trước khi kết chuyển
- Tính tổng phát sinh nợ trong kỳ = Tổng phát sinh có ở trong kỳ = Tổng phát sinh trên nhật ký chung.
- Tính tổng dư nợ cuối kỳ = Tổng dư có tại cuối kỳ
- Nguyên tắc kiểm tra: Tổng phát sinh bên nợ = Tổng phát sinh bên có
Kiểm tra tài khoản 111 tiền mặt
- Số dư nợ đầu kỳ tại số cái của Tài khoản TK 111 = Dựa trên số dư nợ đầu kỳ của TK 111 được tính trên bảng cân đôi TK phát sinh = Tổng số dư nợ đầu kỳ ký quỹ tiền mặt.
- Phát sinh nợ có sổ cái TK 111 = Phát sinh Nợ Có TK 111 tính bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Quỹ Tiền Mặt.
- Số nghiệp vụ dư nợ cuồi kỳ của sổ cái TK111 = Số dư nợ TK111 cuối kỳ tính trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt
Cách kiểm tra tài khoản TK 112 tiền gửi ngân hàng
- Kiểm tra số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 112 = Số dư nợ đầu kỳ TK 112 có trên bảng tính cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ của Sổ tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ trên số phụ ngân hàng hoặc sao kê.
- Kiểm tra lại số phát sinh nợ hoặc có sổ cái TK 112 = Số phát sinh Nợ Có TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Và số phát sinh nợ tiền gửi ngân hàng hoặc tiến hành sao kê = Số tiền phát sinh đã rút – số đã nộp vào trên sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê.
- Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 112 = Số dư cuối kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở Sổ Phụ Ngân Hàng hoặc sao kê.
Hướng dẫn kiểm tra tài khoản TK 131
- Kiểm tra số cái TK 131 – Nhận Ký bán hàng – Tính trên bảng công nợ phải thu khách hàng – Công nợ phải thu khách hàng trong từng đói tượng – Số liệu tại cột TK 130 của Bảng cân đối kế toán.
Kiểm tra chi tiết tài khoản 142, 242, 214
Kiểm tra lại số tiền phân bổ hàng tháng trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ xem có khớp với số tiên đã phân bổ trên sổ cái TK142, 242, 214.
Kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán tài khoản TK 331
Hạch toán và kiểm tra số cái TK331 – Nhận Ký mua hàng – Bảng tổng hợp nợ phải trả – Chi tiết nợ phải trả với từng đối tượng cụ thể – Số liệu được tính ở cột mã TK130, 310 Trên bảng cân đối tài khoản kế toán.
Mẹo kiểm tra đối chiếu tài khoản TK 334
- Kiểm tra đối chiếu số dư nợ đầu kỳ của sổ cái TK334 = Số dư nợ đầu kỳ của số cái trên TK334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 ở bảng cân đối phát sinh.
- Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca).
- Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng phát sinh tiền đã thanh toán + Các khoản giảm trừ về tiền bảo hiểm + số tiền tạm ứng.
- Tổng số phát sinh dư có cuối kỳ = Tổng số dư ở bảng cân đối phát sinh tài khoản…
Xem Thêm:
Trên đây là các hình thức và cách kiểm tra sổ sách kế toán chi tiết nhất. Nếu doanh nghiệp có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com