Đánh giá bài viết post

Năm tài chính 2024 đã bắt đầu từ ngày 01/01/2024. Năm tài chính hiểu đơn giản là thời gian hạch toán và báo cáo của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần hoàn thành đầy đủ các loại báo cáo tài chính theo quý và báo cáo tài chính cuối năm. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Chi tiết thông tin hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu trong bài viết này.

Năm tài chính 2024 là gì?

Theo quy định của Chính phủ, năm tài chính được tính theo lịch dương. Năm tài chính có độ dài tương đương một năm. Tức 12 tháng (khoảng 52 đến 53 tuần) dùng cho công tác kế hoạch ngân sách của quốc gia hoặc tổ chức. Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Năm tài chính hay còn gọi là Tài năm ngân sách.

Một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch. Trường hợp này doanh nghiệp phải được Bộ tài chính thông qua bằng văn bản.

Tóm lại, một năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng của quý và sử dụng lịch dương. Tức năm tài chính 2024 bắt đầu từ ngày 01/01/2024 và ngày 31/12/2024 dương lịch là ngày kết thúc.

Thời hạn lập báo cáo kiểm toán nội bộ và công khai báo cáo tài chính năm tài chính 2024

Thời điểm lập báo cáo kiểm toán nội bộ khi kết thúc năm tài chính

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp năm tài chính 2024 như sau:

Yêu cầu về ý kiến

Báo cáo kiểm toán phải có ý kiến của ban lãnh đạo bộ phận/đơn vị được kiểm toán. Trong trường hợp bộ phận/đơn vị được kiểm toán không thống nhất với kết quả kiểm toán, báo cáo kiểm toán nội bộ cần nêu rõ ý kiến không thống nhất của bộ phận/đơn vị được kiểm toán và lý do.

Yêu cầu về chữ ký

Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của Trưởng đoàn hoặc Trưởng nhóm kiểm toán hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán. Trường hợp đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ thì báo cáo kiểm toán ít nhất phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và đóng dấu (nếu có) của đơn vị cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, báo cáo kiểm toán có thể có chữ ký của những người có liên quan khác của đơn vị cung cấp dịch vụ tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.

Yêu cầu về thời hạn nộp

Báo cáo kiểm toán hàng năm: Báo cáo kiểm toán hàng năm phải có chữ ký của người phụ trách kiểm toán nội bộ. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo kiểm toán hàng năm là báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Báo cáo kiểm toán hàng năm phải nêu rõ: kế hoạch kiểm toán đã đề ra; công việc kiểm toán đã được thực hiện; tồn tại, sai phạm lớn đã được phát hiện; biện pháp mà kiểm toán nội bộ đã kiến nghị; đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động được kiểm toán và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ; tình hình thực hiện các biện pháp, kiến nghị, đề xuất của kiểm toán nội bộ.

Như vậy, thời hạn lập báo cáo kiểm toán năm của các doanh nghiệp là 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Người chịu trách nhiệm kiểm toán nội bộ phải lập báo cáo tổng hợp và gửi kết quả thực hiện cho những bên đã được quy định.

Thời điểm doanh nghiệp công khai báo cáo tài chính cuối năm

Khi nào doanh nghiệp phải công khai báo cáo tài chính năm? Và thời hạn tối đa là bao lâu? 

Tại khoản 43 Điều 32 Luật Kế toán 2015, hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính được quy định như sau:

Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính

Hình thức công khai báo cáo tài chính

Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau đây:

a) Phát hành ấn phẩm;

b) Thông báo bằng văn bản;

c) Niêm yết;

d) Đăng tải trên trang thông tin điện tử;

đ) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Chi tiết công khai báo cáo tài chính

Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.

Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.

Như vậy, chiếu theo quy định của kỳ kế toán năm, 120 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm là thời hạn công khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

*Chú ý: Đối với các trường chuyên ngành như bảo hiểm, tín dụng, chứng khoán, có quy định về thời hạn công khai báo cáo tài chính khác. Doanh nghiệp cần thực hiện theo quy định pháp luật về các lĩnh vực đó.

Nguyên tắc lập và trình bày năm tài chính 2024

Kế toán ATS xin chia sẻ về nguyên tắc lập và trình bày năm tài chính 2024 như sau:

– Báo cáo tài chính năm cần được lập và trình bày tuân thủ các quy định. Quy định tại Chuẩn mực kế toán, và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan.

– Báo cáo tài chính năm 2024 cần được phản ánh đúng bản chất kinh tế của các sự kiện/giao dịch.

– Không ghi nhận tài sản cao hơn giá trị có thể thu hồi; Không ghi nhận nợ phải trả không thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.

– Các mục như doanh thu, chi phí cần được trình bày theo nguyên tắc, đảm bảo nguyên tắc thận trọng. 

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ về năm tài chính 2024. Chia sẻ về thời hạn lập báo cáo kiểm toán nội bộ và công khai báo cáo tài chính năm. Kế toán ATS cung cấp các dịch vụ giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề khó khăn về kế toán, pháp lý và nhân sự. Thông tin chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại và trang online dưới đây:

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS

Hotline: 0799.233.886

Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS

Website: Kế toán ATS

Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo