5/5 - (1 bình chọn)

Quyết toán thuế là công việc mà bất cứ doanh nghiệp nào đều phải làm. Công việc này sẽ kiểm tra số liệu trong các khoản thuế của doanh nghiệp hay tổ chức nào. Từ đó, đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc quyết toán được thực hiện một năm một lần nhưng có lúc cơ quan thuế kiểm tra đột xuất. Chính vì thế, việc có chuẩn bị những hồ sơ sổ sách sẽ giúp doanh nghiệp bớt phiền toái. Trong bài viết này, Kế toán ATS xin chia sẻ những kinh nghiệm quyết toán thuế công ty sản xuất đầy đủ chi tiết

Lợi ích của việc có kinh nghiệm quyết toán thuế công ty sản xuất

Công ty sản xuất có những đặc điểm đặc thù hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Có thể nói rằng, hoạt động sản xuất thường phức tạp về cả quy trình sản xuất. Cùng với đó là sự phức tạp về chứng từ liên quan.

Khi quyết toán thuế, các số liệu yêu cầu tính chính xác cao. Thêm vào đó, kế toán đảm nhận việc quyết toán thuế phải biết cách giải trình với cơ quan thuế các số liệu trên báo cáo một cách rõ ràng. Chính vì thế, người thực hiện quyết toán thuế cho doanh nghiệp sản xuất phải là người đã có kinh nghiệm trước đó. Khi đó, họ có thể rà soát số liệu một cách chính xác, rõ ràng. Nhờ vậy mà quá trình quyết toán thuế của công ty sản xuất được diễn ra nhanh chóng.

Ngoài ra, giao việc quyết toán thuế cho người có kinh nghiệm còn giúp cho công ty hạn chế được các rủi ro tài chính. Khi cơ quan thuế yêu cầu giải trình, người có kinh nghiệm quyết toán thuế có khả năng xử lý tình huống tốt hơn.

Kinh nghiệm quyết toán thuế công ty sản xuất

Về báo cáo và tờ khai quyết toán thuế

  • Đăng ký kinh doanh và đăng ký mẫu dấu. Nếu doanh nghiệp có địa điểm sản xuất thì phải có thêm đăng ký của địa điểm sản xuất đó
  • Hồ sơ đặt in hóa đơn (Cần chuẩn bị hết từ hợp đồng, bản kẽm, biên bản thanh lý, …)
  • Tờ khai thuế GTGT hàng quý: In hết từ tờ khai lần đầu và tờ khai bổ sung lần cuối. (Lưu ý thuế sẽ kiểm tra kỹ tờ khai bổ sung lần cuối cùng.)
  • In bảng kê mua vào, bán ra của hàng quý. Lưu ý là căn cứ trên số liệu bổ sung lần cuối cùng bạn nộp phải khớp với bảng kê mua vào và bán ra. Từ đó tránh số liệu bị lệch lại bị giải trình
  • Báo cáo tài chính
  • Báo cáo quyết toán thuế TNDN và thuế TNCN

(Lưu ý : Trên tờ khai quyết toán thuế TNDN cuối cùng điều chỉnh thể hiện đúng số liệu lần cuối cùng bạn nộp lại báo cáo tài chính nếu có sự nộp lại báo cáo. Tránh phải giải trình số liệu chênh lệch)

Về sổ sách và hợp đồng quyết toán thuế

Cung cấp báo cáo công nợ phải thu của khách hàng

Cung cấp hợp đồng của khách hàng. Lưu ý đối với những đối tượng có số dư bên nợ thì bạn cần cung cấp Biên bản đối chiếu công nợ. Cùng với đó bạn cũng cần cung cấp bảng kê chi tiết kèm theo hợp đồng.

Lưu ý: điều khoản thanh toán trong hợp đồng phải khớp với công nợ

Cung cấp hợp đồng của khách hàng hàng. Lưu ý đối với những đối tượng có số dư bên có thì bạn cần cung cấp Biên bản đối chiếu công nợ. Nếu không thể hiện được điều này trong hợp đồng thì bạn bị truy thu doanh thu và thuế GTGT của bên có tk 131.

Cung cấp báo cáo công nợ phải trả nhà cung cấp:

Đối với bên có tk 331: cung cấp đối chiếu công nợ phải trả nhà cung cấp.

Lưu ý điều khoản trong hợp đồng phải khớp với số dư tương ứng công nợ bên có 331 này. Nếu không bạn lại bị giải trình

Đối với công nợ bên nợ 331: Riêng bên nợ 331 thì cũng cần có biên bản xác nhận là bên bạn ứng trước cho nhà cung cấp. Đồng thời có biên bản đối chiếu công nợ nhà cung cấp bên nợ này.

Về giá thành

  • Lập bảng giá thành chi tiết theo đối tượng khách hàng, từng khách hàng có bao nhiêu hợp đồng.
  • Mỗi hợp đồng xuất bao nhiêu hóa đơn, có doanh thu và giá vốn bao nhiêu, lãi lỗ là bao nhiêu.
  • Và bên thuế sẽ yêu cầu bạn giải trình 154 cho một số hợp đồng điển hình có doanh thu lớn

Về tiền mặt

Thuế sẽ kiểm tra phần đối ứng bên chi tiền có khoản chi nào lớn hơn 20tr không. Nếu có thì bạn sẽ được yêu cầu giải trình.

Nên khi làm xong báo cáo bạn nên kiểm tra lại vấn đề này:

  • Về tài sản cố định: Yêu cầu cung cấp bảng trích khấu hao các TSCĐ
  • Về doanh thu: Kiểm tra lại doanh thu 511+711 trên BCTC so sánh với tờ khai xem khớp không.
  • Về quyết toán thuế TNDN: Chỉ tiêu B4 trên BCTC thể hiện nội dung chi phí không hợp lý chủ động loại trừ.

(Có bảng kê chi tiết gửi đi kèm cho cán bộ thuế – giải trình là nội dung gì.)

Những lưu ý khi quyết toán thuế công ty sản xuất

Trong quá trình thực hiện quyết toán thuế công ty sản xuất, kế toán viên cần lưu ý những vấn đề dưới đây.

Cần kiểm tra lại định mức và giá thành sản phẩm

Kế toán viên cần kiểm tra lại định mức và giá thành sản phẩm. Cụ thể, bạn cần phải đối chiếu các số liệu về định mức sản xuất trên bảng tính giá thành và kiểm tra khối lượng xuất kho có vượt định mức hay không. Việc kiểm tra việc phân loại các nguyên vật liệu chính, phụ cũng cần được quan tâm đặc biệt. Bạn cũng phải xem lại giá thành sản phẩm đang được tính theo từng đơn hàng sản xuất hay từng loại sản phẩm giống nhau cùng đơn giá. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Từ đó xác định phương pháp tính giá thành phù hợp.

Kiểm tra lại tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn

Kiểm tra lại tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn là bước không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị quyết toán công ty sản xuất. Bạn cần kiểm tra tính chính xác của các thông tin được ghi trên mỗi hóa đơn. Đồng thời đối chiếu với bảng kê hàng hóa chi tiết. Trong trường hợp hóa đơn bị mất mát, hư hỏng thì doanh nghiệp cần làm thủ tục giải quyết. Sau đó gửi báo cáo lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nếu doanh nghiệp không thông báo mất hóa đơn thì không được khấu trừ thuế GTGT. Ngoài ra, doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN.

Đối với các khoản công nợ, kế toán cần lọc ra những khoản thanh toán có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Đồng thời tìm ủy nhiệm chi tương ứng. Kiểm tra lại số dư tài khoản 131, 331. Sau đó bổ sung các chứng từ liên quan tới thanh toán còn thiếu.

Kiểm tra hàng tồn kho

Kế toán phải kiểm tra hàng tồn kho thực tế có khớp với số liệu được ghi trong sổ sách hay không. Nếu để lượng hàng tồn kho không đúng với thực tế dễ khiến cho doanh nghiệp bị truy thu thuế GTGT, thuế TNDN. Theo các chuyên gia, giá trị hàng tồn kho thực tế chỉ nên chênh lệch tối đa là 30% so với chứng từ.

Kiểm tra lại hợp đồng

Về vấn đề lao động cần soát xét lại hợp đồng lao động của toàn bộ nhân viên trong công ty. Các khoản tiền lương được ghi trên bảng lương và hợp đồng lao động có khớp nhau không. Nếu có thì kế toán phải chuẩn bị thêm phụ lục hợp đồng.

Đối với hợp đồng kinh tế đã ký cần kiểm tra các nội dung ghi trên hợp đồng đã được thực hiện đúng chưa. Hợp đồng nào chưa giao hàng, hợp đồng nào đã kết thúc đều cần được tổng hợp một cách chi tiết. Sau khi đã đối chiếu các số liệu, bạn nên phân loại hợp đồng theo từng đối tượng. Điều này sẽ giúp bạn dễ tìm khi cần thiết.

Kiểm tra lại sổ sách, tài khoản, hồ sơ

Khi quyết toán thuế phải đặc biệt chú ý tới các tài khoản chi phí 635, 641, 642, 811. Xem xét các chi phí được hạch toán có phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp không. Đồng thời, bổ sung các chứng từ kế toán còn thiếu nhằm đảm bảo tính hợp lý của chi phí.

Sổ sách kế toán phục vụ cho hoạt động quyết toán thuế nên có cả bản cứng và bản mềm. Điều này giúp cho quá trình kiểm tra chứng từ, sổ sách được diễn ra nhanh chóng, tiện lợi.

Trong trường hợp doanh nghiệp có sử dụng các nguyên vật liệu nhập khẩu thì phải chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu theo yêu cầu của cơ quan thuế và hải quan.

Xem thêm:

Hồ sơ chuẩn bị quyết toán thuế cho doanh nghiệp

Kê khai bổ sung quyết toán thuế TNDN đầy đủ chi tiết

Trên đây là các kinh nghiệm quyết toán thuế công ty sản xuất đầy đủ và chi tiết. Cùng với đó là những lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế. Nếu doanh nghiệp có thắc mắc, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo