Đánh giá bài viết post

Thuế Thu nhập cá nhân ( TNCN ) là thứ bắt buộc mà bất cứ ai có thu nhập đều phải nộp. Chính vì thế, những cá nhân phát sinh thuế đều phải nộp tờ khai quyết toán và tiền thuế. Tuy nhiên, có một số người vì một lí do nào đó mà nộp trễ hoặc không chịu nộp. Với trường hợp như vậy, Pháp luật đều quy định về số tiền phạt và biện pháp khắc phục. Để giúp các bạn hiểu rõ nhất, Kế toán ATS xin chia sẻ với các bạn mức phạt và biện pháp khắc phục nếu không nộp hoặc nộp trễ quyết toán thuế TNCN theo quy định. Cùng với đó là thời hạn nộp quyết toán thuế để tránh bị xử phạt sau này.

Thời hạn nộp quyết toán thuế TNCN ?

Thời hạn quyết toán thuế TNCN sẽ được công bố sau khi kết thúc kỳ đóng thuế của năm đó.

Khoản 2, Điều 44, Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:

  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Áp dụng đối với hồ sơ quyết toán thuế năm;
  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính. Áp dụng đối với hồ sơ khai thuế năm;
  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Áp dụng đối với hồ sơ quyết toán thuế TNCN của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
  • Chậm nhất là ngày 15/12 của năm trước liền kề. Áp dụng đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

Đối tượng không phải quyết toán thuế TNCN ?

Nếu tổ chức, cá nhân thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì không phải quyết toán thuế:

  • Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phát sinh trả thu nhập. Lúc này không phải khai quyết toán thuế TNCN.
  • Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế. Nếu cá nhân có số thuế TNCN phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống sẽ không phải quyết toán thuế.
  • Cá nhân có số thuế TNCN phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
  • Cá nhân có thu nhập ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên ở một đơn vị. Đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng. Cùng với đó, cá nhân đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
  • Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động, hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua, hoặc đóng góp cho người lao động, thì người lao động không phải quyết toán đối với phần thu nhập này.

Mức phạt nếu nộp trễ quyết toán thuế TNCN

Bảng mức phạt khi nộp trễ quyết toán thuế TNCN

STT

Hành vi vi phạm

Hình thức xử phạt

Căn cứ pháp lý

1

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01-05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.Phạt cảnh cáo.Khoản 1 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

2

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01-30 ngày, trừ trường hợp (1).Phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng.Khoản 2 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

3

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31-60 ngày.Phạt tiền từ 5.000.000 đến 8.000.000 đồng.Khoản 3 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

4

– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61-90 ngày;

– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên. Tuy nhiên không phát sinh số thuế phải nộp;

– Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

– Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Phạt tiền từ 8.000.000 đến 15.000.000 đồng.Khoản 4 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

5

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế

Lưu ý: Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp 11,5 triệu đồng.

Phạt tiền từ 15.000.000 đến 25.000.000 đồng.Khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Biện pháp khắc phục hậu quả

– Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại (1), (2), (3), (4) và (5) trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế.

– Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo đối với hành vi:

Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lưu ý: Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế TNCN nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn (theo khoản 4 Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Công văn 636/TCT-DNNCN).

Mức xử lý khi không nộp hoặc nộp trễ quyết toán thuế TNCN

Mức xử lý khi chậm nộp tiền thuế

Người nộp thuế chậm khai, nộp hồ sơ quyết toán thuế theo quy định bị xử phạt vi phạm hành chính mức phạt như trên. Sau khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người nộp thuế có nghĩa vụ nộp tiền phạt theo đúng thời hạn được nêu trong quyết định. Trường hợp chậm nộp tiền phạt sẽ bị tính thêm tiền chậm nộp.

Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, trường hợp không nộp hoặc chậm nộp tiền thuế sẽ bị tính thêm tiền chậm nộp theo mức sau:

Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp

Thời gian tính tiền chậm nộp được tính kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp. Thời gian tính đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Mức xử lý khi chậm nộp tiền phạt

Mức nộp tiền chậm nộp tiền phạt được quy định rõ. Quy định áp dụng tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:

“a) Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.

b) Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định. Đồng thời nó được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt. Tính đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.”.

Như vậy, ngoài việc nộp tiền phạt trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người chậm nộp còn phải nộp thêm một khoản tiền chậm nộp. Mức tiền chậm nộp được tính như sau:

Tiền chậm nộp 01 ngày = 0,05% x Số tiền chậm nộp

Xem thêm:

Trên đây là quy định việc xử phạt nếu như nộp trễ quyết toán thuế TNCN. Cùng với đó là những quy định về thời hạn nộp và đối tượng không phải quyết toán. Hy vọng rằng, các bạn sẽ lưu ý để tránh bị xử phạt. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ với Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo