Đánh giá bài viết post

Thời gian gần đây, lĩnh vực xuất nhập khẩu ở nước ta có sự phát triển mạnh mẽ. Đây là cơ hội để mở ra sự phát triển cho các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, những vấn đề xoay quanh thuế xuất nhập khẩu cũng được nhiều người quan tâm. Đặc biệt, những chính sách về việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đang được nhiều người tìm kiếm. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tái đầu tư và thúc đẩy sự xuất khẩu. Hiểu được điều này, Kế toán ATS xin trình bày với các bạn thủ tục và những điều cần biết về việc hoàn thuế GTGT hàng gia công xuất khẩu trong bài viết này

Hoàn thuế GTGT hàng gia công xuất khẩu là gì ?

Hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp khi xuất khẩu chịu thuế suất 0%. Vì thế doanh nghiệp nếu đã nộp thuế được hoàn tương ứng với 2 trường hợp sau:

Doanh nghiệp chỉ phát sinh hoạt động xuất khẩu

Doanh nghiệp được hoàn số thuế GTGT đã nộp ở khâu xuất khẩu theo tháng, quý. Điều này tùy thuộc việc doanh nghiệp kê khai tính thuế theo tháng hoặc theo quý. Đồng thời có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu chưa khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên. Nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu dưới 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

Doanh nghiệp phát sinh cả hoạt động bán hàng nội địa và xuất khẩu

Doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên.

Trường hợp và điều kiện hoàn thuế GTGT hàng gia công xuất khẩu

Đối tượng, điều kiện và công thức hoàn thuế được quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 130/2016/TT-BTC.

Đối tượng được hoàn thuế GTGT xuất khẩu

Căn cứ theo Điều 18, Thông tư 219/2013/TT-BTC, đối tượng được hoàn thuế GTGT hàng gia công xuất khẩu trong một số trường hợp sau:

  • Trường hợp ủy thác xuất khẩu: Cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu.
  • Trường hợp gia công chuyển tiếp: là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với bên phía nước ngoài.
  • Trường hợp hàng hóa xuất khẩu để thi công xây dựng ở nước ngoài: Là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu để phục vụ xây dựng công trình ở nước ngoài.
  • Trường hợp hàng hóa xuất khẩu tại chỗ: Là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.

Điều kiện hoàn thuế GTGT hàng gia công xuất khẩu

Doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở kinh doanh hoạt động xuất khẩu được hoàn thuế GTGT hàng gia công xuất khẩu khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đã được cấp phép chứng nhận đăng ký kinh doanh. Có giấy chứng nhận đầu tư hợp pháp và con dấu đúng quy định của pháp luật.
  • Đăng ký kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
  • Có hệ thống hạch toán, xây dựng và lưu trữ sổ sách kế toán. Cùng với đó chứng từ kế toán đáp ứng quy định của pháp luật về kế toán.
  • Có mở tài khoản tại ngân hàng theo mã số thuế kinh doanh đã đăng ký.
  • Phải phát sinh hoạt động xuất khẩu. Trong đó tổng số thuế GTGT chưa khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu muốn hoàn từ 300 triệu đồng trở lên.
  • Có đầy đủ hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu theo quy định.

Cách tính số thuế GTGT hàng gia công xuất khẩu được hoàn

Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu xuất khẩu 100%

Trường hợp tổ chức doanh nghiệp chỉ hoạt động xuất khẩu thì số thuế GTGT được hoàn được xác định dựa trên số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của kỳ kê khai.

Lưu ý: Số thuế được hoàn tối thiểu phải từ 300 triệu trở lên. Đồng thời, số thuế không vượt quá 10% doanh thu xuất khẩu.

Ví dụ về hoàn thuế GTGT hàng gia công xuất khẩu:

Doanh nghiệp ATS là doanh nghiệp thuộc khu chế xuất chỉ bán hàng cho thị trường ngoài Việt Nam. Tại quý 2 năm 2022 tờ khai thuế GTGT của doanh nghiệp Anpha có số liệu như sau:

  • Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển từ quý 1: 200 triệu đồng;
  • Thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động xuất khẩu đủ điều kiện khấu trừ: 700 triệu đồng;
  • Tổng doanh thu trong 2 quý đầu năm là 8 tỷ. Tất cả đều là doanh thu từ hoạt động xuất khẩu hàng ra nước ngoài;
  • Giá trị hàng hóa tồn kho có thuế GTGT đầu vào cuối kỳ là 2 tỷ đồng. Tương đương thuế GTGT đầu vào đã kê khai, khấu trừ là 200 triệu đồng (thuế suất là 10%).

Doanh nghiệp xác định thuế GTGT kỳ hoàn thuế quý 1 đến quý 2/2022 như sau:

  • Tổng số thuế GTGT được khấu trừ = (200 + 700 triệu đồng) = 900 triệu đồng > 300 triệu. Như vậy, tại quý 2 công ty có thể thực hiện hoàn thuế GTGT.
  • 10% doanh thu xuất khẩu trong kỳ hoàn thuế = 800 triệu < số thuế GTGT chưa khấu trừ quý 2. Như vậy, số thuế GTGT được hoàn = 10% doanh thu xuất khẩu = 800 triệu đồng.

Trường hợp doanh nghiệp gồm doanh thu xuất khẩu và doanh thu trong nước

Đối với doanh nghiệp mà trong kỳ vừa có hoạt động xuất khẩu, vừa có hoạt động bán hàng trong nước thì cần thực hiện:

  • Theo dõi hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu;
  • Trường hợp không tách riêng được số thuế GTGT của 2 hoạt động, số thuế GTGT của hoạt động xuất khẩu được tính theo tỷ lệ doanh thu xuất khẩu/tổng doanh thu trong kỳ hoàn thuế.

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu

 

=

Tổng doanh thu xuất khẩu trong kỳ


Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ trong kỳ bán ra chịu thuế

(gồm cả doanh thu xuất khẩu)

 

x

Số thuế GTGT chưa khấu trừ

Trong đó:

  • Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ bao gồm: thuế GTGT đầu vào phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong nước chịu thuế trong kỳ. Cùng với đó là thuế GTGT chưa khấu trừ hết từ kỳ trước chuyển sang.
  • Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu = Số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của kỳ x (Tổng doanh thu xuất khẩu trong kỳ / Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ trong kỳ bán ra chịu thuế (gồm cả doanh thu xuất khẩu)) x 100%.

Trường hợp đơn vị là kinh doanh thương mại, mua hàng để xuất khẩu, cần loại trừ thuế GTGT của hàng tồn kho

Công thức như sau:

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu

=

Tổng doanh thu xuất khẩu trong kỳ


Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ trong kỳ bán ra chịu thuế (gồm cả doanh thu xuất khẩu)

x

(Số thuế GTGT chưa khấu trừ hết trong kỳ – Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa còn tồn kho cuối tháng/quý)

Ví dụ về hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu:

Tại quý 2 năm 2022 tờ khai thuế GTGT của doanh nghiệp Anpha có số liệu như sau:

  • Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển từ kỳ trước sang: 400 triệu đồng. Thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động xuất khẩu, phục vụ hoạt động kinh doanh trong nước chịu thuế phát sinh trong kỳ: 500 triệu đồng. Tổng doanh thu (TDT) trong kỳ là 8 tỷ. Trong đó doanh thu xuất khẩu (DTHK) là 6 tỷ và doanh thu trong nước là 2 tỷ
  • Tỷ lệ % DTXK/TDT = 6/8×100% = 75%;
  • Giá trị hàng hóa tồn kho có thuế GTGT đầu vào cuối kỳ là 2 tỷ đồng. Tương đương thuế GTGT đầu vào đã kê khai, khấu trừ là 200 triệu đồng (thuế suất là 10%).

Số thuế GTGT được hoàn trong kỳ của hàng xuất khẩu được xác định như sau:

  • Số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của quý 2 = 400 + 500 – 200 triệu đồng = 700 triệu đồng.
  • Số thuế GTGT được hoàn trong kỳ là = 700 triệu đồng x 75% = 525 triệu đồng.

Lưu ý: Sau khi tính số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo công thức quy định như trên nếu số thuế GTGT chưa được khấu trừ nhỏ hơn 300 triệu đồng thì tổ chức kinh doanh không được xét hoàn thuế theo kỳ hiện tại mà kết chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo. Nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ tổng từ 300 triệu đồng trở lên thì tổ chức kinh doanh được hoàn thuế GTGT theo kỳ đăng ký.

Thủ tục hoàn thuế GTGT hàng gia công xuất khẩu

Hồ sơ chuẩn bị khi doanh nghiệp tiến hành thủ tục hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu gồm:

Những hồ sơ cần chuẩn bị như sau

  • Hợp đồng bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài. Trong đó đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu thì cần cung cấp hợp đồng ủy thác xuất khẩu cùng biên bản thanh lý hợp đồng khi hoàn thành hợp đồng hoặc biên bản xác nhận đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên ủy thác xuất khẩu và bên nhận ủy thác xuất khẩu;
  • Tờ khai hải quan đối với hàng xuất khẩu cần đáp ứng thủ tục hải quan;
  • Hóa đơn bán hàng, hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn gia công;
  • Chứng từ thanh toán thông qua ngân hàng công ty.

Một số trường hợp không cần tờ khai hải quan như sau:

  • Các tổ chức kinh doanh thuộc ngành nghề xuất khẩu phần mềm qua phương tiện điện tử. Trong trường hợp này tổ chức kinh doanh cần thực hiện đầy đủ các thủ tục. Từ đó xác nhận bên mua đã nhận được hàng theo quy định pháp luật về thương mại điện tử;
  • Các tổ chức kinh doanh về hoạt động xây lắp công trình ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan;
  • Các tổ chức kinh doanh về hoạt động cung cấp điện nước, văn phòng phẩm và hàng hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu.

Quy trình hoàn thuế GTGT xuất khẩu gồm

Bước 1: Doanh nghiệp làm tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT theo tháng/quý;

Mẫu 01/GTGT

Bước 2: Doanh nghiệp kiểm tra tổng thể hồ sơ/chứng từ và tính số thuế GTGT xuất khẩu được hoàn dựa trên quy định tính theo mục III rồi thực hiện điền số thuế tính được vào chỉ tiêu số 42 (tổng số thuế GTGT đề nghị hoàn) để nộp tờ khai GTGT mẫu 01/GTGT qua trang thuế điện tử;

Bước 3: Soạn giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước (Mẫu số: 01/ĐNHT – Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính) và gửi lên cơ quan thuế để tiến hành các thủ tục kiểm tra, trực tiếp giao dịch với cơ quan thuế để cung cấp bổ sung hồ sơ, chứng từ cần thiết khi cơ quan thuế yêu cầu.

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về quy định hoàn thuế GTGT xuất khẩu mới nhất. Cùng với đó là bộ hồ sơ và quy trình hoàn thuế đầy dủ và chi tiết nhất. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo