5/5 - (1 bình chọn)

Báo cáo tài chính (BCTC) là sản phẩm đầu ra của quy trình kế toán. Đây là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình tài chính. Cùng với đó là tình hình hoạt động và tình hình lưu chuyển tiền của đơn vị kế toán. Vì thế khi trình bày thông tin cần phải minh bạch, tuân thủ những quy định. Đây chính là những yêu cầu mà bất kì kế toán viên lập báo cáo nào phải tuân thủ. Trong bài viết này, hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu về những quy định và nguyên tắc khi trình bày thông tin trên báo cáo tài chính đầy đủ chi tiết nhất

Các hệ thông báo cáo tài chính ở Việt Nam

Hệ thống BCTC theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 bao gồm các loại báo cáo sau:

  • Bảng cân đối kế toán: cung cấp thông tin về tình hình tài sản. Ngoài ra là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của đơn vị tại thời điểm báo cáo.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: cung cấp thông tin về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của đơn vị trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động thông thường và các hoạt động khác của đơn vị.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: cung cấp thông tin về dòng tiền vào, dòng tiền ra, dòng tiền thuần từ các hoạt động thông thường, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của đơn vị kế toán.
  • Thuyết minh BCTC: cung cấp các thông tin bổ sung cho 03 loại báo cáo còn lại. Đồng thời, báo cáo trình bày các thông tin bổ sung khác. Từ đó làm rõ hơn về các chính sách kế toán áp dụng, tình hình tài chính. Ngoài ra là tình hình hoạt động, tình hình lưu chuyển tiền của đơn vị kế toán.

Xem thêm: Mẫu báo cáo tài chính các công ty theo thông tư 200

Các quy định về kỳ lập báo cáo tài chính

Quy định về kỳ lập báo cáo tài chính

Quy định về kỳ lập báo cáo tài chính theo Điều 98 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

Kỳ lập báo cáo tài chính năm: Các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính năm theo quy định của Luật Kế toán.

Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên.

Kỳ lập báo cáo tài chính khác

  • Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác. Ví dụ như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng… Áp dụng theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.
  • Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

Xác định niên độ tổng hợp báo cáo tài chính của cơ quan tài chính, thống kê

Khi tổng hợp thống kê, trường hợp nhận được báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch, cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc:

  • Trường hợp báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/4, kết thúc vào 31/3 hàng năm thì số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm trước liền kề;
  • Trường hợp báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/7, kết thúc vào 30/6 hàng năm, Báo cáo tài chính dùng để tổng hợp thống kê là báo cáo tài chính bán niên;
  • Trường hợp báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/10, kết thúc vào 30/9 hàng năm thì số liệu trên báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm sau.

Tại sao cần trình bày thông tin trên báo cáo tài chính

  • Các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp lý. Cùng với đó là tiêu chuẩn kế toán quốc tế hoặc quốc gia. Trình bày thông tin theo phương pháp đúng giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ luật pháp. Đồng thời tránh mọi rủi ro pháp lý.
  • Báo cáo tài chính là công cụ để cung cấp thông tin cho các bên liên quan. Ví dụ như cổ đông, ngân hàng, nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Trình bày thông tin đúng giúp tạo ra một môi trường minh bạch. Từ đó giúp bên ngoài hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Khi thông tin tài chính được trình bày theo phương pháp đúng giúp tăng cơ hội của doanh nghiệp trong việc thu hút vốn đầu tư, vay vốn hoặc thiết lập các mối quan hệ kinh doanh.
  • Báo cáo tài chính cung cấp thông tin để đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Nếu thông tin được trình bày không đúng phương pháp, sẽ rất khó để thực hiện các phân tích. Hoặc khó so sánh hiệu suất giữa các giai đoạn hoặc giữa các công ty khác nhau.
  • Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính đúng phương pháp giúp các nhà quản lý doanh nghiệp hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra quyết định thông minh về nguồn lực tài chính. Cùng với đó là chiến lược kinh doanh và đầu tư trong tương lai.

Những nguyên tắc cần phải áp dụng khi trình bày báo cáo tài chính

Yêu cầu thứ 1: Tính trung thực, hợp lý

Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện. Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục.

Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng BCTC.

Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng. Đồng thời không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin được lựa chọn và áp dụng. Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh.

Yêu cầu thứ 2: Tính thích hợp

Một trong những mục đích của BCTC là được sử dụng để huy động vốn. Một công ty thường phải cung cấp BCTC cho ngân hàng, chủ nợ với kỳ vọng có thể huy động được nguồn tiền phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công ty cũng thường phải cung cấp BCTC cho các nhà đầu tư khi đang huy động, duy trì đảm bảo nguồn vốn cổ phần. Các nhà quản lý, ngân hàng, nhà đầu tư có thể chọn sử dụng các tỷ lệ tài chính. Từ đó đánh giá khả năng thanh toán, khả năng tạo ra doanh thu, lợi nhuận của công ty.

Chỉ riêng bảng cân đối kế toán sẽ không vẽ nên bức tranh toàn cảnh về sức khỏe tài chính của một công ty, mà nhiều tỷ lệ tài chính phải dựa trên dữ liệu có trong cả bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ mới có thể thể hiện một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Do đó, các chỉ tiêu được trình bày trên BCTC cần được sắp xếp một cách thích hợp. Đồng thời tách riêng các thành phần tài sản và nguồn vốn, doanh thu, chi phí và lợi nhuận, dòng tiền thu, chi và thuyết minh cụ thể các vấn đề trọng yếu thành các báo cáo khác nhau. Điều này sẽ giúp người đọc BCTC có được một bức tranh toàn cảnh về tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Người đọc có thể hình dung dưới nhiều góc độ khác nhau, rõ ràng, chi tiết và cụ thể.

Đồng thời trong từng báo cáo, cách thức tập hợp, phân loại các số liệu kế toán trong từng chỉ tiêu lớn, cách sắp xếp thứ tự từ trên xuống dưới theo một quy chuẩn thống nhất sẽ giúp cho cả người làm kế toán và người đọc báo cáo tiếp cận nhanh chóng.

Yêu cầu thứ 3: Tính đầy đủ

Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo. Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai. Cùng với đó là các khoản mục có liên quan được trình bày trên BCTC của đơn vị.

Yêu cầu thứ 4: Tính có thể kiểm chứng, kịp thời, dễ hiểu

Thông tin có thể kiểm chứng được có nghĩa là những người quan sát và đánh giá đủ năng lực và độc lập khác nhau có thể đạt được sự đồng thuận về thông tin được trình bày. Mặc dù không phải là hoàn toàn về việc thông tin được trình bày trung thực. Tính kiểm chứng có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp.

Thông tin mang tính kịp thời nghĩa là có thông tin có sẵn cho người sử dụng. Từ đó người sử dụng sẽ ra quyết định đúng lúc. Thông tin không kịp thời thì sẽ không hữu ích đối với các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, một số thông tin có thể vẫn hữu ích sau khi kết thúc kỳ báo cáo. Bởi vì người sử dụng cần các thông tin. Từ đó xác định và đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

Thông tin mang tính dễ hiểu nếu nó được phân loại, mô tả và trình bày rõ ràng. Những người hiểu biết về kế toán trung bình có thể đọc và hiểu được thông tin này.

Yêu cầu thứ 5: Tính nhất quán và có thể so sánh

Việc tuân thủ tính nhất quán là để làm cho BCTC có thể so sánh được. Có thể so sánh giữa kỳ này và kỳ trước. Hoặc so sánh giữa kế hoạch và thực hiện. Hoặc so sánh giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành với nhau.

Tính nhất quán yêu cầu các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do. Cùng với đó là sự ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh BCTC.

Tính nhất quán thường được thể hiện ở việc lựa chọn phương pháp đánh giá hàng tồn kho, phương pháp khấu hao tài sản cố định… cần được giữ nguyên. Đồng thời, phương pháp đó không thay đổi trong năm tài chính.

Xem thêm: Các trường hợp và mẫu đơn giải trình báo cáo tài chính

Trên đây là những nguyên tắc về việc trình bày thông tin trên báo cáo tài chính. Cùng với đó là quy định về thời gian lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ giúp cho doanh nghiệp lập được báo cáo tài chính chuẩn xác. Từ đó tránh được những vấn đề phát sinh không đáng có. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo