5/5 - (1 bình chọn)

Kế toán là một bộ phận quan trọng của bất kì doanh nghiệp nào. Đây là bộ phận tổng hợp số liệu, lập báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có những giải pháp để phát triển doanh thu cho công ty. Tuy nhiên, lĩnh vực thương mại và dịch vụ là một lĩnh vực có tính đặc thù riêng. Vì thế, nhiều người thắc mắc bộ phận kế toán ở đây có gì khác không ? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu về nghiệp vụ và những công việc của kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ trong bài viết này

Kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ là gì ?

Thương mại là hoạt động trao đổi một chủ thể có thể là của cải, kiến thức, hàng hóa, dịch vụ,…. giữa hai người hay nhiều đối tác, tổ chức,…  Từ đó nhận lại một giá trị nào đó có thể là tiền hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác,…  Thông thường là tiền thông qua giá cả đã được định.

Dịch vụ là một loại sản phẩm vô hình được cảm nhận trực tiếp từ người tiêu dùng. Từ đó giải quyết quan hệ giữa khách hàng và người cung cấp. Tuy nhiên, việc giải quyết này không có sự chuyển giao sở hữu. Dịch vụ sẽ có các đặc tính như sau tính vô hình, không thể tách rời hoạt động sản xuất tiêu thụ, không thể cất giữ. Ngoài ra, tính đa dạng trong một hoạt động cung cấp dịch vụ sẽ có nhiều mức độ. Tuy nhiên, mọi hoạt động nhất định phải có sự tham gia của người tiêu dùng.

Thương mại dịch vụ là hoạt động thương mại có chủ thể trao đổi là dịch vụ giữa các bên khách hàng và người cung cấp dịch vụ.

Kế toán thương mại và dịch vụ là vị trí kế toán thực hiện công việc kế toán trong các doanh nghiệp hoạt động ngành nghề thương mại dịch vụ. Đối tượng công việc của kế toán thương mại dịch vụ được xem là những loại hàng hóa, vật tư, thiết bị,… phân theo từng ngành khác nhau. Chẳng hạn như: hàng hoá tiêu dùng, vật tư nông, lâm, thủy, sản,  thiết bị, lương thực…

Đặc điểm của kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ

Đa dạng ngành nghề

Kế toán thương mại dịch vụ áp dụng trong các ngành nghề đa dạng. Ví dụ như bán lẻ, dịch vụ hàng hóa, du lịch, nhà hàng, giáo dục, y tế, tài chính, v.v. Điều này đòi hỏi kế toán viên phải hiểu rõ về từng ngành nghề. Từ đó, kế toán viên mới có thể áp dụng các quy định kế toán phù hợp.

Quản lý hàng tồn kho

Kế toán công ty thương mại dịch vụ đặc biệt quan trọng trong việc quản lý hàng tồn kho. Do các doanh nghiệp thương mại dịch vụ thường có nhu cầu nhập khẩu, xuất khẩu và lưu trữ hàng hóa. Kế toán viên phải thường xuyên kiểm tra và kiểm soát thông tin về hàng tồn kho. Từ đó đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra hiệu quả.

Xử lý thu chi

Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, kế toán viên phải đảm nhận việc ghi nhận và xử lý thu chi. Bao gồm việc thu tiền từ khách hàng, chi tiền mua hàng hóa, thanh toán nhân viên, chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển, v.v. Kế toán viên cần thực hiện các thủ tục kế toán liên quan để đảm bảo tính chính xác và

Báo cáo tài chính

Kế toán thương mại dịch vụ đòi hỏi việc lập báo cáo tài chính chính xác và đầy đủ. Báo cáo này cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm thu nhập, chi phí, lợi nhuận, tài sản và nợ phải trả. Kế toán viên phải áp dụng các nguyên tắc và quy định về thuế. Tù đó lập báo cáo tài chính về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác.

Quy định thuế pháp lý

Trong ngành kế toán, việc tuân thủ quy định thuế pháp lý là yếu tố quan trọng. Kế toán viên cần nắm vững các quy định thuế và áp dụng chính sách thuế một cách chính xác. Điều này giúp doanh nghiệp tránh rủi ro pháp lý và tối ưu được lợi nhuận.

Các nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ

Nghiệp vụ kế toán thương mại bán hàng:

Nghiệp vụ này giúp kế toán quản lý và báo cáo, lập sổ sách liên quan đến các hoạt động bán hàng của công ty. Công việc bao gồm: cập nhật giá các mặc hàng lên phần mềm, quản lý các hóa đơn bán hàng và nhập số liệu lên hệ thống.

Nghiệp vụ kế toán thương mại Mua hàng:

bao gồm các hoạt động mua các vật liệu thiết bị liên quan đến sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó nghiệp vụ kế toán mua hàng giải quyết các tình trạng hóa đơn và hàng không về cùng lúc. Hóa đơn về trước hoặc hàng về trước cũng là một vấn đề cần được khắc phục.

Nghiệp vụ kế toán thương mại kho:

Nghiệp vụ này tức là quản lý kho hàng thông qua các công việc: cập nhật và kiểm tra hàng hóa xuất kho hay nhập kho. Đối chiếu số lượng hàng hóa với các biên bản chứng từ liên quan sao cho khớp với nhau. Lập biên bản nế hàng hóa sai lệch với thực tế. Nhập và xử lý số liệu định kỳ theo quý hoặc theo tháng cho doanh nghiệp.

Nghiệp vụ kế toán thương mại công nợ:

 Nghiệp vụ bao gồm việc quản lý quá trình thu chi, tiền mặt hay chuyển khoản, các khoản chi phí khác nhau của doanh nghiệp một cách chính xác nhất. Ngoài ra kế toán còn kiểm tra công nợ, giấy tờ liên quan đến tài chính. Đồng thời theo dõi lương hay tạm ứng lương của nhân viên trong công ty.

Nghiệp vụ kế toán thuế:

Nghiệp vụ này bao gồm các lĩnh vực liên quan đến thuế. Kế toán có nhiệm vụ: kiểm tra và xử lý hóa đơn sao cho đúng với quy định của pháp luật. Ngoài ra lập báo cáo, sao kê, nộp thuế cho cơ quan thuế bao gồm nhiệt loại thuế khác nhau. Đồng thời lập báo cáo thuế hàng tháng, hàng năm cho doanh nghiệp.

Nghiệp vụ kế toán lương:

Nghiệp vụ này có nhiệm vụ phát lương cho công nhân. Kế toán thực hiện các nhiệm vụ thống kê tiền lương và các khoản trừ liên quan đến bảo hiểm xã hội, thanh toán tiền lương cho nhân viên trong công ty, quản lý thuế thu nhập cá nhân,…

Các công việc của kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ

Kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ thường làm việc với số liệu về các hàng hóa, sản phẩm phục vụ cho quá trình cung cấp dịch vụ và sẽ thường có những công việc sau đây

Công việc cần làm hằng ngày của kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ

Đối với sản phẩm dịch vụ

  • Lập phiếu thu, phiếu thanh toán, hóa đơn… cho khách hàng sử dụng mua bán, sử dụng dịch vụ
  • Thu thập hóa đơn, chứng từ,…
  • Căn cứ vào hóa đơn mua hàng, hàng toán, theo dõi số liệu,… để nhập số liệu vào phần mềm. Sau đó lập báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất và tiêu thụ dịch vụ.
  • Thông báo và xử lý khi có vấn đề xảy ra.

Đối với hàng hóa phục vụ cho việc sản xuất và cung cấp dịch vụ

  • Theo dõi, cân đối,.. số lượng hàng hóa trong kho
  • Liên hệ, làm việc, lập các phiếu thu mua hàng,… với các nhà cung cấp
  • Theo dõi giá cả hàng hóa, công nợ,… của các nhà cung cấp.
  • Thu thập các chứng từ, giấy tờ phục vụ cho việc tính toán, lưu trữ số liệu làm báo cáo, hạch toán,..
  • Thông báo và xử lý khi có vấn đề xảy ra.

Công việc cần làm hằng tháng, hằng quý của kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ

Việc kết toán công việc hằng tháng, hằng quý sẽ giúp cho việc kế toán vào cuối năm được

  • Lập báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo tài chính, báo cáo thuế,… và gửi cho cơ quan có thẩm quyền, lưu trữ sử dụng cho mục đích báo cáo, theo dõi tình hình hoạt động của công ty.
  • Quyết toán các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân,… với cơ quan thuế.
  • Lập các báo cáo về lương, bảo hiểm cho nhân viên,…
  • Kiểm tra số lượng thực tế hàng hóa ở kho và đối chiếu với số liệu thu từ giấy tờ. Có hướng giải quyết phù hợp khi có sự chênh lệch ngoài giới hạn cho phép

Công việc cần làm vào thời điểm cuối năm của kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ

Thời điểm cuối năm, thời điểm kết thúc năm có lẽ thời điểm quan trọng của tất cả các ngành nghề và công việc, kế toán thương mại và dịch vụ cũng vậy. Vào thời điểm này kế toán sẽ thường làm những việc như sau:

  • In ấn đầy đủ các loại sổ, báo cáo chi tiết,…
  • Lưu trữ sổ sách, giấy tờ theo một hệ thống phù hợp
  • Báo cáo cho ban quản lý về tình hình kinh tế trong năm qua
  • Quyết toán các loại thuế với các cơ quan thuế
  • Tổng kiểm tra hàng hóa vào cuối năm

Xem thêm:

Trên đây là những công việc của bộ phận kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ. Cùng với đó là những nghiệp vụ của bộ phận kế toán này. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo