5/5 - (1 bình chọn)

Biên lợi nhuận là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh, thể hiện tỉ suất sinh lời của doanh nghiệp. Số liệu này không chỉ giúp ban quản lý điều hành doanh nghiệp, mà còn là số liệu quan trọng giúp các nhà đầu tư đưa ra lựa chọn đầu tư thông minh. Để hiểu rõ hơn về biên lợi nhuận, cách tính biên lợi nhuận, hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Biên lợi nhuận là gì? Vai trò của biên lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh

Khái niệm về biên lợi nhuận 

Biên lợi nhuận có tên tiếng anh là Profit Margin, là thước đo quan trọng thể hiện khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Số liệu này cho biết tỷ suất lợi nhuận thực mà doanh nghiệp có thể giữ lại sau khi đã trừ đi các khoản chi phí. Tỷ lệ biên lợi nhuận được biểu thị dưới dạng phần trăm, số liệu có thể dương hoặc âm. 

Một doanh vẫn có thể tồn tại khi tỷ lệ biên lợi nhuận âm, nhưng các doanh nghiệp thường muốn tối đa hoá lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu hoặc cắt giảm chi phí.

Vai trò của biên lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh

Biên lợi nhuận lại quan trọng trong kinh doanh có vai trò gì? Sau đây là 5 lý do khiến số liệu này quan trọng đến vậy:

Đo lường được khả năng sinh lời của một doanh nghiệp

Nếu một doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao tức là doanh nghiệp đó đang kiếm được tiền, hoặc ngược lại. Điều này giúp ban quản lý hiểu rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá xem có cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào để cải thiện hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp hay không.

Tính toán tình hình tài chính của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận là thước đo chính đo lường sức khoẻ tài chính của một doanh nghiệp, nó cho biết số tiền còn lại sau khi đã trừ đi tất cả chi phí từ doanh thu.

  • Cùng với đó, tỷ suất lợi nhuận cũng được sử dụng cho một số mục đích khác như: 
  • Giúp các nhà đầu tư tìm kiếm và đầu tư vào một doanh nghiệp giúp họ có được số tiền mong muốn.
  • Giúp các chủ nợ quyết định xem có nên tiếp tục cho doanh nghiệp vay hay không.

Quyết định xem doanh nghiệp có đủ lợi nhuận để tồn tại hay không

Nếu biên lợi nhuận cao thì sẽ không có gì để lo ngại, nhưng nếu biên lợi nhuận thấp thì có thể điều gì đó đang làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi này, bạn quản lý cần tìm hiểu lý do và thay đổi tình hình kinh doanh sao cho phù hợp.

Business investment report for the first half of fiscal year

Giúp doanh nghiệp nhìn ra ý tưởng để tăng trưởng về mặt doanh thu

Biên lợi nhuận cũng giúp ban quản lý nhìn ra những cơ hội để tăng trưởng doanh thu. Bởi biên lợi nhuận cho biết doanh nghiệp có thể giữ lại bao nhiêu tiền sau mỗi lần bán hàng. Điều đó có nghĩa là một doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao hơn đối thủ thì doanh nghiệp đó sẽ bán được nhiều hàng hơn mà không cần hạ giá sản phẩm quá nhiều.

Vậy cách tính biên lợi nhuận thế nào cho chuẩn xác, thông tin hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu trong phần tiếp theo.

Image of human hand pointing at touchscreen with business document

Các loại biên lợi nhuận, cách tính biên lợi nhuận

Có 3 loại biên lợi nhuận, chi tiết cách tính biên lợi nhuận như sau:

Biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp có tên tiếng anh là Gross Profit Margin, là tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp thu về sau khi đã trừ đi giá vốn hàng hoá sản phẩm hoặc chi phí kinh doanh.

Công thức tính:

Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần x 100%

Trong đó: 

  • Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn sản phẩm bán ra
  • Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng dịch vụ – Các khoản giảm trừ

Biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng có tên tiếng anh là Net Profit Margin thể hiện mỗi 100 đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Từ đó giúp ban quản lý hoặc nhà đầu tư thấy được 1% gia tăng của doanh thu sẽ tương ứng với bao nhiêu % thu nhập ròng hoặc cổ tức.

Công thức tính:

Biên lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100%

Biên lợi nhuận trước thuế

Biên lợi nhuận trước thuế có tên tiếng anh là Pre-tax Profit Margin cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu xu cho mỗi đồng bán ra sản phẩm trước khi khấu trừ thuế. Lợi nhuận trước thuế là doanh thu, chưa trừ đi các khoản thuế phí và các chi phí khác.

Công thức tính:

Biên lợi nhuận trước thuế = (Tổng doanh thu – Tổng chi phí) x 100%

Biên lợi nhuận hoạt động

Biên lợi nhuận có tên tiếng anh là Operating Profit Margin, thể hiện mỗi 100 đồng doanh thu sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế cho doanh nghiệp, giúp đánh giá hiệu quả các khoản chi phí tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Công thức tính:

Biên lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận trước thuế  / Doanh thu thuần x 100%

Xem thêm: Biên lợi nhuận gộp là gì? Cách tính biên lợi nhuận gộp

Trên đây là những thông tin về biên lợi nhuận, các loại biên lợi nhuận, công thức tính biên lợi nhuận chi tiết cho mỗi loại. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới biên lợi nhuận và nghiệp vụ kế hãy liên hệ ngay với Kế toán ATS để được giải đáp. Cùng với đó, chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ kế toán chuyên nghiệp, liên hệ để được tư vấn hỗ trợ.

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo