5/5 - (1 bình chọn)

Các cá nhân và tổ chức đều kiếm được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Vì thế họ cũng đóng góp vào sự tiến bộ của đất nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể khởi nghiệp vì còn tùy thuộc vào đối tượng được cho phép. Đặc biệt là công nhân, viên chức tại các cơ quan có được thành lập hay không ? Đó chính là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Trong bài viết này, Kế toán ATS sẽ giải đáp tới các bạn thắc mắc “Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không ?”

Viên chức là gì ?

Cán bộ viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng vào các cơ quan và tổ chức công lập. Những viên chức được thông qua việc ký kết hợp đồng lao động. Từ đó nhận lương từ quỹ lương của đơn vị theo quy định pháp luật. Viên chức được xác định dựa trên các tiêu chí sau:

Viên chức được xác định dựa trên các tiêu chí cụ thể như:

  • Là công dân Việt Nam.
  • Được tuyển dụng theo vị trí việc làm và làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.
  • Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Làm việc chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Pháp luật phân chia viên chức thành nhiều nhóm dựa trên các tiêu chí khác nhau. Trong đó bao gồm:

  • Theo chức trách và vị trí việc làm:
    • Viên chức giữ chức vụ quản lý: Được bổ nhiệm vào vị trí quản lý có thời hạn. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ điều hành và tổ chức công việc của đơn vị sự nghiệp. Mặc dù không phải là công chức, viên chức quản lý được hưởng các chế độ phụ cấp theo quy định.
    • Viên chức không giữ chức vụ quản lý: Được tuyển dụng theo chuyên môn, nghiệp vụ. Hoạt động theo chức danh nghề nghiệp trong các cơ quan nhà nước.
  • Theo trình độ đào tạo: Viên chức được phân loại dựa trên trình độ đào tạo. Bao gồm các cấp bậc trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

Viên chức là gì

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp hay không ?

Quy định về việc viên chức có được thành lập doanh nghiệp hay không

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “cán bộ, viên chức, công chức theo quy định của Luật Cán bộ và Luật Viên chức không được thành lập công ty”.

Theo Khoản 3, Điều 14 của Luật Viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài giờ quy định như sau: “Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và các tổ chức nghiên cứu dự án khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”

Tuy nhiên, quy định pháp luật vẫn cho phép công chức góp tiền, mua cổ phần, phần vốn góp vào. Viên chức có thể thực hiện nếu các công ty ngoài lĩnh vực đang làm hoặc quản lý. Ngoài ra, các công ty trách nhiệm hữu hạn viên chức không được góp vốn. Theo luật loại hình công ty này, người có quyền quản lý và điều hành là người góp vốn.

Quy định về việc viên chức có được thành lập doanh nghiệp hay không

Tại sao viên chức không được thành lập doanh nghiệp?

Sau khi đã tìm hiểu về viên chức có được thành lập doanh nghiệp không, Kế toán ATS sẽ giúp bạn biết thêm về lý do đằng sau vấn đề này. Cán bộ, viên chức có quyền hạn và công việc vô cùng lớn trong bộ máy nước. Do đó, công chức, viên chức đều bị cấm và không được thành lập và quản lý doanh nghiệp. Từ đó tránh sự lạm quyền và tham những có thể xảy ra bất kì lúc nào. Nếu không có những luật này, rất có thể viên chức lạm dụng vào quyền hạn và vị trí vì lợi ích cá nhân. Từ đó gây sao nhãng trách nhiệm và có thể vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Cũng vì lý do này, Luật Phòng chống tham nhũng 2018 nghiêm cấm viên chức nhà nước là lãnh đạo, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước đóng góp tiền cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mà họ trực tiếp kiểm soát. Hoặc hợp pháp hoặc cho vợ/chồng, cha mẹ kinh doanh trong lĩnh vực hoặc nghề nghiệp đó.

Ngoài ra, viên chức còn không được thực hiện quá trình đóng góp vốn trong các trường hợp sau theo pháp luật cán bộ công chức:

  • Cán bộ, viên chức chỉ tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn cho công ty cổ phần. Không được với tư cách là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp.
  • Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không được góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách vai trò là thành viên góp vốn trong công ty hợp danh. Không được tham gia với tư cách là thành viên hợp danh.

Tại sao viên chức không được thành lập doanh nghiệp?

Những đối tượng khác không được phép thành lập doanh nghiệp ?

Theo Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, một số tổ chức và cá nhân không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể, các đối tượng sau không có quyền thành lập và chi phối doanh nghiệp:

  • Cơ quan nhà nước và đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước. Việc sử dụng này mục đích kinh doanh, thu lợi cho cơ quan, đơn vị của mình.
  • Cán bộ, công chức và viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức. Điều này đồng nghĩa với việc viên chức không được thành lập hoặc điều hành doanh nghiệp tư nhân. Từ đó tránh xung đột lợi ích và đảm bảo tính minh bạch trong thực thi công vụ.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng. Các sĩ quan trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoại trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước.
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên môn của doanh nghiệp nhà nước. Áp dụng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020. Ngoại trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp của Nhà nước.
  • Người chưa đủ tuổi thành niên, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Hoặc mất năng lực hành vi dân sự, gặp khó khăn trong việc quản lý nhận thức và hành vi. Hoặc người mất tư cách pháp nhân.
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt tù, biện pháp xử lý hành chính bắt buộc, hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hay đảm nhiệm chức vụ nhất định.

Những đối tượng khác không được phép thành lập doanh nghiệp ?

Viên chức có được góp vốn vào việc thành lập doanh nghiệp không ?

Cán bộ, viên chức, công chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014, cán bộ, công chức, viên chức vẫn có quyền tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Cụ thể, họ được phép góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp trong công ty. Bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Tuy nhiên, việc tham gia góp vốn phải tuân thủ các điều kiện cụ thể.

Pháp luật quy định rằng cán bộ, công chức, viên chức không được quyền thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn được phép tham gia góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn trong công ty cổ phần, TNHH, hợp danh. Khi tham gia góp vốn, các đối tượng này phải tuân thủ các điều kiện sau:

  • Hạn chế đối với người giữ chức vụ quản lý trong cơ quan nhà nước: Cán bộ, công chức, viên chức là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được phép góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hoặc ngành nghề mà bản thân, vợ/chồng, bố, mẹ hoặc con của họ đang hoạt động kinh doanh trong phạm vi họ trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước.
  • Không tham gia điều hành hoặc quản lý doanh nghiệp: Cán bộ, công chức, viên chức không được tham gia vào việc điều hành, quản lý doanh nghiệp mà họ đã góp vốn.

Các đối tượng này chỉ được phép góp vốn trong một số loại hình doanh nghiệp nhất định. Đồng thời thực hiện các giới hạn cụ thể:

  • Công ty cổ phần: Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia góp vốn với tư cách cổ đông. Không có quyền quản lý hay điều hành doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh: Họ chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên góp vốn. Không phải thành viên hợp danh.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: Cán bộ, công chức, viên chức không được phép góp vốn vào loại hình này. Khi tham gia góp vốn, họ sẽ có quyền quản lý công ty. Điều mà luật pháp cấm đối với các đối tượng này.

Cán bộ, viên chức, công chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp không?

Viên chức muốn mua cổ phần hoặc góp vốn vào doanh nghiệp phải tuân theo điều kiện nào?

Viên chức không được phép thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, viên chức vẫn có quyền mua cổ phần hoặc góp vốn vào công ty cổ phần hoặc TNHH. Họ có thể thực hiệntrong các điều kiện sau:

  • Không được tham gia quản lý hoặc điều hành công ty. Điều này được quy định tại Điều 20 Khoản 2 của Luật Phòng chống tham nhũng 2020.
  • Nếu viên chức là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước, họ không được phép góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mà họ trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước.

Điều kiện cho viên chức mua cổ phần hoặc góp vốn vào doanh nghiệp phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Đây là những hạn chế và quy định cụ thể:

  • Với công ty cổ phần, viên chức được phép tham gia dưới tư cách cổ đông góp vốn.
  • Với công ty hợp danh, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn cá nhân.
  • Với công ty trách nhiệm hữu hạn, viên chức không được phép góp vốn vào loại hình này.

Xem thêm:

Câu hỏi “ Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?”  Kế toán ATS vừa giải đáp vấn đề trên qua bài viết này. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu còn những vướng mắc liên quan đến thành lập doanh nghiệp. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp và tư vấn miễn phí.

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo