5/5 - (1 bình chọn)

Doanh nghiệp tư nhân được nhiều người lựa chọn do có tính linh hoạt và sự chủ động cao, cá nhân tự làm chủ và chịu trách nhiệm về mọi tài sản của mình. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân, thì hãy theo dõi bài viết này của Kế toán ATS. Bài viết sẽ cung cấp mọi thông tin liên quan đến điều kiện thành lập doanh nghiệp, hồ sơ thủ tục, thời gian giải quyết, ưu nhược điểm khi lựa chọn hình doanh nghiệp này.

Có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân?

Để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ ưu nhược điểm của mỗi loại. Đối với doanh nghiệp tư nhân, ưu nhược điểm cụ thể như sau:

Ưu điểm

  • Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất, và bạn được quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của mình.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng đồng thời là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
  • Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp tư nhân khá đơn giản.
  • Doanh nghiệp tư nhân dễ dàng hơn trong việc hợp tác kinh doanh và huy động vốn, dễ lấy được sự tin tưởng của đối tác.
  • Chủ doanh nghiệp có thể bán, chuyển nhượng hoặc cho người khác thuê.

Nhược điểm

  • Tính rủi ro cao vì chủ doanh nghiệp phải toàn bộ trách nhiệm.
  • Không có tư cách pháp nhân.
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp nghiệp tư nhân chỉ được sở hữu duy nhất một doanh nghiệp này.
  • Không được quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần hay bất kỳ phần vốn góp nào trong các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Doanh nghiệp không có tư cách phát hành chứng khoán.
Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ

Thành lập doanh nghiệp tư nhân yêu cầu gì?

Các điều luật áp dụng

Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020

Theo Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:

“Điều 27. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  3. b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
  4. c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
  5. d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
  6. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.”

Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020

Đồng thời, tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định riêng đối với Doanh nghiệp Tư nhân thì:

– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

– Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Điều kiện 

Như vậy, để thành lập Doanh nghiệp Tư nhân bạn cần đáp ứng các điều kiện về:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.

– Tên Công ty không đặt trùng hay gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đăng ký.

– Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân là cá nhân.

– Có nguồn vốn đầu tư chính xác.

Hồ sơ và thủ tục thành lập Doanh nghiệp Tư nhân

Để đăng ký thành lập Doanh nghiệp bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân như chứng minh nhân dân; căn cước công dân

– Sau đó, nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp của bạn đặt trụ sở chính, nhận giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ từ Phòng Đăng ký kinh doanh và chờ kết quả giải quyết.

Thời gian giải quyết hồ sơ 

Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:

  • Nếu hồ sơ của bạn hợp lệ thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp của bạn. 
  • Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản để bạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Xem thêm:

Nội dung trên đây Kế toán ATS đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng nhất về quy định, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân. Hy vọng những thông tin này giúp ích được bạn trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp và hoàn thiện hồ sơ đăng ký thuận lợi nhất. Có bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ Kế toán ATS để được hỗ trợ giải đáp.

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo