5/5 - (1 bình chọn)

Cá nhân hoặc tổ chức có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có quyền thành lập doanh nghiệp. Một số trường hợp không được phép thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020. Vậy đâu là chủ thể không có quyền thành lập doanh nghiệp? Chi tiết hãy theo theo dõi nội dung bài viết này của Kế toán ATS.

Chủ thể không có quyền thành lập doanh nghiệp là những đối tượng nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định những chủ thể không có quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp bao gồm:

Trường hợp 1

Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Trường hợp 2

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

Trường hợp 3

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

Trường hợp 4

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

Trường hợp 5

Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

Trường hợp 6

Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

Trường hợp 7

Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Theo đó, lưu ý trường hợp đối với các chủ thể là cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước và các trường hợp cấm khác được quy định trong Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Mức phạt khi vi phạm về thành lập doanh nghiệp

Quy định tại Điều 46, Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, các đối tượng không có quyền thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần nhưng vẫn thực hiện sẽ bị phạt hành chính từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng.

Cùng với đó, áp dụng mức phạt với các hành vi khác vi phạm về thành lập doanh nghiệp như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng 

Khi không đảm bảo số lượng thành viên hoặc cổ đông theo quy định.

Phạt tiền từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng 

Trường hợp góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua lại phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 30.000.000 – 50.000.000 đồng với các hành vi:

  • Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;
  • Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.

Phạt tiền từ 50.000.000 – 100.000.000 đồng:

  • Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;
  • Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
  • Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Lưu ý: Các mức phạt vi phạm hành chính về thành lập doanh nghiệp nêu trên được áp dụng đối với chủ thể là tổ chức. Trường hợp chủ thể vi phạm là cá nhân sẽ áp dụng mức phạt bằng ½ mức phạt của tổ chức.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung quy định về chủ thể không có quyền thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc vướng mắc liên quan hãy liên hệ với Kế toán ATS để được hỗ trợ giải đáp.

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo