Thành lập doanh nghiệp trở thành nhu cầu ngày một lớn trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, không phải mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp. Vậy người thành lập doanh nghiệp là ai? Ai có và không có quyền thành lập doanh nghiệp? Trong bài viết này, Kế toán ATS sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi.
Người thành lập doanh nghiệp là ai? Ai có quyền thành lập doanh nghiệp?
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, người thành lập doanh nghiệp là mọi cá nhân, tổ chức. Cụ thể:
Chủ thể thành lập doanh nghiệp là cá nhân
Chủ thể thành lập doanh nghiệp là mọi cá nhân, không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đều có quyền thành lập doanh nghiệp, góp vốn. Cá nhân phải đủ 18 tuổi trở lên, có đủ chức năng hành vi nhân sự để chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp do mình thành lập hoặc góp vốn thành lập.
Đối với cá nhân là người nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam, họ phải tuân thủ các thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty. Trong trường hợp này, công ty do người nước ngoài thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.
Mỗi cá nhân chỉ có quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân, một hộ kinh doanh hoặc trở thành thành viên hợp danh của một công ty hợp danh (trừ trường hợp các thành viên hợp danh khác có thỏa thuận và quy định khác). Bên cạnh đó, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh hoặc công ty hợp danh vẫn có quyền thành lập hoặc tham gia góp vốn vào nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Chủ thể thành lập doanh nghiệp là tổ chức
Theo quy định tại Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, mọi tổ chức đều có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp, các tổ chức này bao gồm cả doanh nghiệp trong nước (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn) lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính.
Chủ thể thành lập doanh nghiệp là tổ chức phải có tư cách pháp nhân và tổ chức chỉ có thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi có tài sản độc lập và có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó. Tài sản độc lập của tổ chức không chỉ giúp đảm bảo trách nhiệm tài chính, mà còn tạo ra cơ sở vững chắc để tổ chức tham gia các hoạt động kinh doanh và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững và hiệu quả theo quy định của pháp luật. Điều này là phù hợp và logic khi luật pháp của nước ta quy định “có tài sản độc lập” là điều kiện bắt buộc của một pháp nhân.
Đối với tổ chức nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam thì phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty. Khi đó, công ty do tổ chức nước ngoài này thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.
Đối tượng nào không có quyền thành lập doanh nghiệp?
Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp quy định tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
Cơ quan nhà nước hành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng
Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức
Cán bộ phục vụ trong cơ quan Nhà nước
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
Người chưa thành niên hoặc mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự
Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tù
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng”.
Xem thêm:
Lời kết
Từ nội dung trên, có thể thấy người thành lập doanh nghiệp là mọi cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp quy định Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp. Liên hệ Kế toán ATS để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, chuyên nghiệp.
Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS