5/5 - (1 bình chọn)

Bất kỳ một doanh nghiệp nào để hoạt động duy trì và phát triển cũng cần đến nguồn tài chính. Nguồn tài chính doanh nghiệp có vai trò duy trì, xúc tiến đầu tư và ổn định doanh nghiệp. Tuy nhiên, tài chính không chỉ bao gồm mỗi tiền mặt mà nó thực tế là cả một cấu trúc. Vậy cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là gì ? Những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính là gì ? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu trong bài viết này và tìm hiểu cách để có một cấu trúc tài chính hiệu quả

Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là gì ?

Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một trong những yếu tố cấu thành ban đầu của doanh nghiệp. Để đi vào hoạt động thì bắt buộc doanh nghiệp cần phải có tài sản và nguồn vốn. Chính vì vậy cấu trúc tài chính là sự phản ánh cơ cấu giữa nguồn vốn, tài sản. Cùng với đó là mối quan hệ giữa chúng.

Thông qua bảng thể hiện cấu trúc tài chính người sử dụng, chủ đầu tư, nhà quản trị biết được tỉ trọng từng bộ phận trong nguồn vốn và tài sản ra sao. Từ đó đưa ra các chiến lược trong đầu tư tài chính cũng như xử lý các khoản nợ.

Trong khi xây dựng cấu trúc tài chính ở một công ty, các nhà quản lý tài chính có thể lựa chọn giữa nợ hoặc vốn chủ sở hữu. Chính bởi nhu cầu của nhà đầu tư đối với hai loại vốn đó mà nó sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính.

Cấu trúc tài chính có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động doanh nghiệp. Khi có một cấu trúc tài chính hiệu quả, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro tài chính. Đồng thời đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai. Điều này làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư. Đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính

Ngành kinh doanh: Các ngành kinh doanh khác nhau có các yêu cầu tài chính khác nhau. Do đó, cấu trúc tài chính phù hợp cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất có thể cần nhiều vốn để đầu tư vào công nghệ và các tài sản cố định khác. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ có thể cần ít vốn hơn để khởi đầu.

Kích thước doanh nghiệp: Kích thước doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến cấu trúc. Các doanh nghiệp lớn có thể có nhiều lựa chọn hơn khi tìm kiếm nguồn vốn. Đồng thời có thể có khả năng đàm phán với các tổ chức tài chính. Từ đó đạt được các điều kiện vay vốn tốt hơn. Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ phải tìm kiếm nguồn vốn từ nguồn tài chính có chi phí cao hơn.

Tình trạng thị trường: Tình trạng thị trường và các yếu tố kinh tế cũng ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp. Khi thị trường tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm vốn đầu tư. Thông qua đó, doanh nghiệp tận dụng cơ hội để phát triển. Khi thị trường suy thoái, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn tài chính để duy trì hoạt động.

Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp gồm những gì

Cấu trúc hệ thống tài chính doanh nghiệp thông thường sẽ bao gồm các yếu tố sau:

  • Cơ cấu nguồn vốn
  • Cơ cấu tài sản
  • Mối quan hệ của nguồn vốn và tài sản

Như vậy cấu trúc tài chính của doanh nghiệp gồm có những mục nào. Việc phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp chính là phân tích các yếu tố bên trên.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn chính là việc xác định tỷ trọng từng bộ phận nguồn vốn chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng giá trị nguồn vốn.

Thông qua việc phân tích đó để đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn hiện hành về mức độ tự chủ. Cùng với đó là an ninh tài chính, chính sách huy động và sử dụng tài chính.

Qua việc đưa ra con số tỷ trọng đó các nhà phân tích có thể đối chiếu so sánh cách sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp có phù hợp với các doanh nghiệp khác cùng ngành hay không?

Phân tích cơ cấu tài sản

Tài sản được coi là yếu tố cố định của một doanh nghiệp. Các loại tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và dài hạn. Việc phân tích cơ cấu tài sản chính là xác định tỷ trọng tài sản trên tổng số chiếm bao nhiêu phần trăm. Từ đó các nhà phân tích đưa ra các chính sách đầu tư.

Việc phân tích cơ cấu tài sản cho phép những nhà quản trị biết được việc đầu tư những loại tài sản nào cho phù hợp với đặc điểm và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Chính bởi việc sử dụng số vốn đó sẽ cho biết được doanh nghiệp đang đầu tư chiều rộng hay chiều sâu.

Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Khi phân tích cấu trúc bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp mà qua phần mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thì là chưa đầy đủ.

Thường để thấy được mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn cũng như cách sử dụng ra sao các nhà phân tích sẽ căn cứ trên tỉ lệ giữa nợ phải trả và tổng tài sản sao cho:

  • Tỷ lệ giữa nợ phải trả và tổng tài sản <1 chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu để mua sắm tài sản cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tự chủ về tài chính
  • Nếu tỷ lệ đó xấp xỉ bằng 1 thì chứng tỏ doanh nghiệp huy động nợ để mua sắm tài sản. Chính điều này khiến tính trạng rủi ro tài chính của doanh nghiệp lớn.
  • Nếu tỷ lệ đó lớn hơn 1 thì cũng có nghĩa là là tình hình hoạt động phân bổ tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp chưa được tốt, có thể doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

Làm thế nào để xây dựng cấu trúc tài chính của doanh nghiệp hiệu quả?

Để xây dựng cấu trúc tài chính hiệu quả, các doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố sau:

Điều chỉnh tỷ lệ giữa các nguồn tài chính

Các doanh nghiệp cần xác định tỷ lệ lý tưởng giữa các nguồn tài chính khác nhau. Bao gồm tiền mặt, vốn chủ sở hữu, vay nợ và trái phiếu. Các tỷ lệ này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm ngành kinh doanh, kích thước doanh nghiệp và điều kiện thị trường.

Quản lý dòng tiền

Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các khoản thu chi của họ được quản lý hiệu quả. Từ đó đảm bảo họ có đủ tiền trả nợ và đầu tư vào các hoạt động kinh doanh. Điều này cũng giúp đảm bảo rằng các tổ chức tài chính có thể tin tưởng và hỗ trợ doanh nghiệp.

Tối ưu hóa chi phí vốn

Doanh nghiệp cần tìm cách thu hẹp khoảng cách giữa chi phí vốn và lợi nhuận. Trong đó bao gồm việc tìm cách tăng cường đàm phán với các tổ chức tài chính. Cùng với đó là việc cải thiện chất lượng của các khoản đầu tư.

Điều chỉnh cấu trúc tài chính theo thời gian

Các doanh nghiệp cần điều chỉnh cấu trúc tài chính của mình theo thời gian. Thông qua đó doanh nghiệp có thể đáp ứng với các yêu cầu kinh doanh khác nhau. Điều này có thể bao gồm thay đổi tỷ lệ giữa các nguồn tài chính. Ngoài ra là việc tìm kiếm các nguồn tài chính mới và thay đổi các điều khoản vay.

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Cùng với đó là bí kíp để xây dựng cấu trúc tài chính của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Việc có cấu trúc tài chính hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ với Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo