5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay có hai hình thức hoạt động doanh nghiệp phổ biến đó là chi nhánh và công ty con. Tuy nhiên việc cần phải phân biệt chúng ra thành hai đơn vị riêng biệt là rất cần thiết. Từ đó hoạt động chính xác chức năng của chúng và đúng với quy định pháp luật. Vậy chi nhánh và công ty con là gì ? Hai loại hình này khác nhau ở đâu ? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu chi tiết trong bài viết này. Cùng với đó là nên chọn thành lập chi nhánh hay thành lập công ty con cho doanh nghiệp

Công ty con và chi nhánh là gì ?

Công ty con là một mô hình doanh nghiệp được doanh nghiệp khác đứng ra thành lập. Đồng thời được cung cấp vốn để có thể hoạt động trong lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó. Công ty con được xem như một giải pháp thích hợp cho các doanh nghiệp. Thông qua đó hạn chế rủi ro gặp phải trong công việc đầu tư kinh doanh của mình.

Giữa các công ty con có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Điều này phụ thuộc vào sự điều tiết của công ty mẹ. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, các công ty con vẫn hoàn toàn độc lập và tự chủ trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của mình. Bộ máy quản lý và điều hành của loại hình này như bất cứ một công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn nào.

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty con và chi nhánh khác nhau những gì ?

Tiêu chí so sánhChi nhánh công tyCông ty con
Văn bản xác nhận tư cách chủ thể

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tư cách pháp nhân

Không có tư cách pháp nhân do chi nhánh không có tài sản độc lập.

Có tư cách pháp nhân.

Vốn điều lệ

Chi nhánh không có vốn điều lệ.

Quy định tại Điều lệ công ty và ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trách nhiệm của chủ sở hữu khi giải thể, phá sản

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn bộ.

Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.

Nghĩa vụ nộp thuế TNDN

Có thể chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế TNDN.

Không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty.

Tài khoản kế toán sử dụng khi công ty chuyển vốn

Vốn giao cho chi nhánh là giao vốn cho đơn vị trực thuộc.

Vốn góp cho công ty là một khoản đầu tư tài chính.

Mã số thuế

Được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Được cấp một mã số độc lập.

Ưu và nhược điểm của chi nhánh và công ty con

Để phân biệt sâu hơn giữa chi nhánh và công ty con, chúng tôi sẽ điểm qua những ưu và nhược điểm của 2 đơn vị này.

Ưu và nhược điểm của chi nhánh

Một số ưu điểm của chi nhánh như:

  • Chủ động hơn trong tổ chức hoạt động kinh doanh và các vấn đề khác trong nội bộ chi nhánh.
  • Việc thành lập chi nhánh tại những tỉnh, thành phố sẽ tiết kiệm tối đa chi phí về vận chuyển. Đồng thời mang đến niềm tin, sự thuận lợi cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cho khách hàng.
  • Chi nhánh được hoạt động kinh doanh như doanh nghiệp.

Một số nhược điểm của chi nhánh như:

  • Thủ tục thành lập ban đầu – thủ tục đăng ký hoạt động phức tạp. Tương đương thành lập một công ty mới.
  • Phải đóng thuế môn bài hằng năm.
  • Phải làm thủ tục quyết toán trước khi giải thể. Phải làm thủ tục thay đổi cơ quan thuế khi thay đổi địa chỉ chi nhánh.

Đối với chi nhánh hạch toán độc lập phải thực hiện kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Nếu quy mô doanh nghiệp nhỏ, phải thực hiện khá nhiều nghĩa vụ liên quan đến thuế và các quy định pháp luật. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thời gian, chi phí nhân sự. Cũng như các chi phí vận hành doanh nghiệp khác.

Ưu và nhược điểm của công ty con

Một số ưu điểm của công ty con như:

  • Là một tổ chức kinh tế năng động: mở rộng ra với quy mô đa sở hữu ngày càng lớn. Với sự hoạt động đa ngành, đa phương, thậm chí đa quốc gia.
  • Do có tính độc lập, nên các công ty con phát huy được sáng tạo. Có quyền tự chủ, tự do định đoạt để giải quyết những vấn đề nhanh hơn ở công ty.
  • Nhờ có sức mạnh của Tập đoàn, của công ty mẹ mà vị thế của công ty con thường nâng cao hơn khi tham gia các quan hệ kinh tế.
  • Chiếm lĩnh, mở rộng và củng cố thị trường. Từ đó thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Một số hạn chế của công ty con như sau:

  • Công ty con có tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế các công ty con cạnh tranh lẫn nhau gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả tập đoàn.
  • Công ty con thường tập trung vốn và nguồn lực lớn. Điều này dễ dẫn tới tình trạng độc quyền kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Chi nhánh doanh nghiệp có con dấu riêng không?

Khi thành lập chi nhánh thì doanh nghiệp có quyền tự quyết định việc chi nhánh đó có sử dụng con dấu hay không tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp như sau:

“Dấu của doanh nghiệp

  1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
  2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
  3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”

Bên cạnh đó, hiện nay cũng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định bắt buộc chi nhánh có con dấu riêng.

Do đó, trong quá trình hoạt động thì chi nhánh không bắt buộc phải có con dấu riêng.

Song thực tế các chi nhánh của doanh nghiệp hiện nay đa phần đều sử dụng con dấu riêng. Từ đó tạo sự thuận tiện trong các hoạt động của doanh nghiệp nói chung và chi nhánh nói riêng.

Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?

Nếu chủ thể muốn đầu tư kinh doanh trong những ngành nghề mới mà không làm ảnh hưởng tới công ty mẹ thì nên thành lập công ty con. Nếu chủ thể muốn mở rộng thị trường hoạt động của doanh nghiệp ra một địa phương hay một quốc gia khác thì thành lập chi nhánh là thích hợp nhất.

Hiện nay, có những điểm khác biệt quan trọng giữa hai hình thức này:

  • Tư cách pháp nhân: Công ty con được xem xét là một pháp nhân độc lập. Trong khi chi nhánh không có tư cách pháp nhân riêng, tài sản của nó không độc lập.
  • Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp: Công ty con hạch toán thuế độc lập. Trong khi chi nhánh thường hạch toán thuế phụ thuộc vào doanh nghiệp mẹ. Mặc dù có quyền hạch toán độc lập theo quy định.
  • Khoản thuế phải đóng: Công ty con thường phải đóng nhiều khoản thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh. Bao gồm thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, và nhiều loại thuế khác. Trong khi đó, chi nhánh chỉ cần đóng một khoản thuế duy nhất, đó là thuế môn bài.
  • Trách nhiệm khi giải thể, phá sản: Chi nhánh chịu trách nhiệm toàn bộ. Công ty con chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.

Xem thêm:

Như bạn đã thấy, mỗi hình thức này đều có các ưu điểm và hạn chế riêng biệt. Vì vậy, quyết định xem liệu bạn nên thành lập công ty con hay chi nhánh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo