Đánh giá bài viết post

Hàng tháng và quý, các doanh nghiệp đều phải nộp đầy đủ các loại báo cáo khác nhau. Ví dụ báo cáo thuế Giá trị Gia tăng, báo cáo thuế Thu nhập cá nhân, báo cáo tài chính,… Tuy nhiên, với những doanh nghiệp mới thành lập thì đó là một câu chuyện khác. Những doanh nghiệp đó có thể chưa phát sinh doanh thu nên việc làm báo cáo có thể khác. Đó là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Hiểu được điều này, Kế toán ATS xin chia sẻ tới các bạn những điều cần biết về việc doanh nghiệp mới thành lập chưa phát sinh doanh thu báo cáo tài chính thế nào

Doanh nghiệp mới thành lập chưa phát sinh doanh thu vẫn phải nộp báo cáo tài chính

Theo khoản 1 Điều 3 Luật kế toán năm 2015:”Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.“

Căn cứ vào khoản 4 điều 6 luật kế toán 2015: “Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này“.

Căn cứ vào khoản 4 điều 32 luật kế toán 2015: “Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.“

Như vậy, báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp khác nhau. Những doanh nghiệp này được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác. Đồng thời nộp đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. Kể cả không phát sinh doanh thu, chi phí.

Bộ hồ sơ báo cáo tài chính

Theo quy định, bộ hồ sơ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm:

  • Báo cáo tài chính.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.
  • Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
  • Quyết toán thuế Thu nhập cá nhân (TNCN).

Cụ thể, để lập được báo cáo tài chính gồm đủ 4 mục hồ sơ trên, bạn cần chuẩn bị Hồ sơ lập báo cáo tài chính:

  • Tờ khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT) hàng quý.
  • Hóa đơn đầu vào.
  • Hóa đơn đầu ra.
  • Sổ phụ ngân hàng.
  • Quyết toán thuế TNDN: Hạch toán chi tiết các vấn đề liên quan. Những chi tiết này giúp tạo ra được các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
  • Quyết toán thuế TNCN: Chuẩn bị bảng lương 12 tháng bao gồm đầy đủ thông tin họ tên, Mã số thuế cá nhân hoặc dùng Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân nếu chưa có MST.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.

Những lưu ý về báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập chưa phát sinh doanh thu

Báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu phải được nộp đúng thời hạn

Căn cứ theo Điều 109, Thông tư 200/2014/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định như sau:

Đối với doanh nghiệp nhà nước

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:

  • Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày. Thời gian tính kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:

  • Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày. Thời gian tính kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
  • Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Đối với các loại doanh nghiệp khác:

Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;

Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp quá mới, cụ thể là nếu đơn vị được thành lập từ 01/10 – 31/12 thì chủ doanh nghiệp không nhất thiết nên nộp báo cáo tài chính năm của năm đó. Doanh nghiệp có thể làm công văn xin gộp báo cáo tài chính năm tài chính đó vào năm sau.

Ghi nhận đầy đủ chi phí liên quan đến việc thành lập công ty

Doanh nghiệp mới thành lập chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh doanh thu, chưa phát hành hóa đơn,… thì doanh nghiệp vẫn cần ghi lại chi tiết và đầy đủ các loại chi phí liên quan đến việc tạo lập doanh nghiệp. Đây là bước quan trọng cần lưu ý trong lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu. Các loại chi phí cần lưu ý bao gồm:

  • Hóa đơn dịch vụ thành lập, biên lai lệ phí nhà nước về đăng ký doanh nghiệp;
  • Giá thành thuê văn phòng, phân xưởng;
  • Chi phí mua sắm cơ sở vật chất (bàn ghế, máy tính, văn phòng phẩm…);
  • Chi phí trả lương cho cán bộ, công nhân viên trong công ty,…

Đây là quãng thời gian doanh nghiệp buộc phải đầu tư nhiều và chưa nảy sinh doanh thu. Các chi phí kể trên sẽ được bù trừ vào khoản lãi trong giai đoạn 5 năm hoạt động tiếp theo của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm số thuế TNDN buộc phải nộp một cách chính đáng.

Mức phạt nếu không nộp báo cáo tài chính 

Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác. Đồng thời đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. Quy định này áp dụng kể cả báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu.

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi không nộp Báo cáo tài chính như sau:

Hành vi

Mức Phạt

Chậm nộp Báo cáo tài chính dưới 03 tháng so với thời hạn quy định05 – 10 triệu đồng
Chậm nộp Báo cáo tài chính từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định10 – 20 triệu đồng
Không nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền40 – 50 triệu đồng

Như vậy, doanh nghiệp không nộp Báo cáo tài chính sẽ bị phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng.

Xem thêm:

Trên đây là hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu. Ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp không phát sinh hoạt động mua bán thì vẫn cần lập báo cáo tài chính. Doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện đúng quy định pháp luật về kế toán. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo