Việc kiểm kê quỹ tiền mặt là việc cần thiết để giám sát số tiền tồn tại trong doanh nghiệp. Trong đó, những biên bản là tài liệu cần thiết để ghi chép, kiểm tra và đối chiếu thực tế. Thông qua đó, giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình tài chính hiệu quả. Tuy nhiên, có một số nhân viên vẫn còn loay hoay trong việc điền văn bản. Vậy biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt mới nhất theo quy định gồm những gì? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu chi tiết trong bài viết này. Cùng với đó là cách điền văn bản chi tiết cho từng mục
Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt là gì?
Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt là tài liệu kế toán nhằm ghi nhận số tiền mặt thực tế. Số tiền này vẫn còn đang tồn quỹ tại một thời điểm nhất định. Đồng thời, biên bản này phản ánh sự chênh lệch (thừa hoặc thiếu). Bao gồm giữa số liệu thực tế và số liệu được ghi trên sổ quỹ. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác kế toán. Từ đó đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong quản lý tài chính.
Mục đích sử dụng biên bản kiểm kê quỹ:
- Xác định chính xác số tiền tồn quỹ thực tế.
- Ghi nhận các khoản chênh lệch giữa thực tế và sổ sách, qua đó:
- Tăng cường công tác quản lý quỹ tiền mặt.
- Làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất đối với các bên liên quan.
- Ghi nhận số liệu chênh lệch vào sổ kế toán, đảm bảo tính minh bạch và chính xác của hồ sơ tài chính.
Việc kiểm kê cần được thực hiện theo các trường hợp sau:
- Kiểm kê định kỳ: Tiến hành vào cuối tháng, cuối quý, hoặc cuối năm.
- Kiểm kê đột xuất: Thực hiện khi có các yêu cầu đặc biệt. Chẳng hạn như nghi ngờ có sai sót hoặc phát sinh giao dịch bất thường.
- Kiểm kê khi bàn giao quỹ: Áp dụng trong trường hợp thay đổi người phụ trách. Hoặc chuyển giao trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt.
Những nguyên tắc cần lưu ý khi lập mẫu kiểm kê quỹ tiền mặt
Để đảm bảo quá trình kiểm kê quỹ được chính xác và minh bạch, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thủ quỹ phải hoàn thành việc ghi sổ quỹ. Bao gồm tất cả các phiếu thu và phiếu chi đến thời điểm kiểm kê.
- Tính toán chính xác số tồn quỹ thực tế trước khi ban kiểm kê bắt đầu làm việc.
- Ban kiểm kê phải bao gồm các thành viên trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt. Ví dụ như kế toán tiền mặt, kế toán thanh toán, và thủ quỹ.
- Các thành viên trong ban kiểm kê phải được giao nhiệm vụ cụ thể. Đồng thời chịu trách nhiệm chung về tính chính xác của biên bản.
- Kiểm kê chi tiết từng loại tiền (theo mệnh giá, số lượng). Đồng thời chép cụ thể vào Biên bản kiêm kê quỹ tiền mặt.
- Đối chiếu số liệu giữa tồn quỹ thực tế và số liệu trên sổ quỹ. Từ đó phát hiện các khoản chênh lệch.
- Nếu phát sinh chênh lệch, Ban kiểm kê phải lập báo cáo trình Giám đốc hoặc người có thẩm quyền để xem xét và giải quyết.
- Việc xử lý chênh lệch phải tuân theo quy định tài chính hiện hành. Đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm.
Mẫu biên bản kiêm kê quỹ tiền mặt mới nhất theo quy định hiện hành
Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt cho VNĐ
Mẫu biên bản chính
Mẫu kiểm kê quỹ được biên soạn theo thông tư 133 /2016/TT-BTC.
Tải mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt Tại đây.
Mẫu kiểm kê quỹ được biên soạn theo thông tư 200 /2014/TT-BTC.
Cách ghi bảng kiểm kê quỹ VNĐ
- Ở góc trên bên trái của bảng kiểm kê, cần ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu xác nhận) và bộ phận thực hiện.
- Thời điểm kiểm kê: Kiểm kê quỹ được thực hiện định kỳ vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Hoặc kiểm kê đột xuất khi cần thiết (bao gồm khi bàn giao quỹ).
- Thành lập Ban kiểm kê: Ban kiểm kê phải có sự tham gia của thủ quỹ. Ngoài ra là kế toán tiền mặt hoặc kế toán thanh toán.
- Thông tin chứng từ: Biên bản phải ghi rõ số hiệu chứng t. Thời điểm kiểm kê (giờ, ngày, tháng, năm).
- Trước khi kiểm kê: Thủ quỹ cần ghi đầy đủ các phiếu thu, phiếu chi vào sổ quỹ. Tính số dư tồn quỹ thực tế đến thời điểm kiểm kê.
- Kiểm kê từng loại tiền trong quỹ: Ghi nhận riêng theo từng mệnh giá và loại tiền.
- Dòng “Số dư theo sổ quỹ”: Dựa vào số tồn quỹ ghi trên sổ tại thời điểm kiểm kê. Nhập vào cột 2.
- Dòng “Số kiểm kê thực tế”: Ghi số tiền kiểm kê thực tế vào cột 1. Ghi tổng cộng ghi vào cột 2.
- Dòng “Chênh lệch”: Ghi số tiền thừa hoặc thiếu. Đay là chênh lệch giữa số dư trên sổ quỹ và số kiểm kê thực tế.
- Bảng kiểm kê cần ghi rõ nguyên nhân gây ra chênh lệch (nếu có). Kèm theo ý kiến nhận xét và đề xuất của Ban kiểm kê.
- Bảng kiểm kê phải có đầy đủ chữ ký của thủ quỹ. Ngoài ra là Trưởng ban kiểm kê và kế toán trưởng.
- Lập thành 2 bản: 1 bản lưu tại thủ quỹ. 1 bản lưu tại kế toán quỹ tiền mặt hoặc kế toán thanh toán.
Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt cho ngoại tệ
Mẫu biên bản chính
Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt theo thông tư 133 là một bảng mẫu được quy định bởi Bộ Tài chính Việt Nam. Mẫu này được dùng quản lý và kiểm soát quỹ tiền mặt ngoại tệ trong các doanh nghiệp.
Tải ngay mẫu biên bản TẠI ĐÂY
Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt ngoại tệ theo thông tư 200 là một công cụ quan trọng. Đặc biệt trong quản lý và kiểm soát quỹ tiền mặt của doanh nghiệp. Dưới đây là mẫu chi tiết, chính xác mà bạn có thể tham khảo.
Tải ngay TẠI ĐÂY
Cách ghi bảng kiểm kê quỹ ngoại tệ
- Ở góc trên bên trái, ghi rõ tên đơn vị, bộ phận thực hiện kiểm kê.
- Thời điểm kiểm kê: Kiểm kê định kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm), kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ.
- Thành lập Ban kiểm kê: Gồm thủ quỹ và kế toán quỹ.
- Thông tin chứng từ: Ghi rõ số hiệu chứng từ và thời điểm kiểm kê (giờ, ngày, tháng, năm).
- Trước khi kiểm kê: Thủ quỹ cần hoàn tất ghi sổ quỹ, bao gồm tất cả phiếu thu, phiếu chi. Tính số dư tồn quỹ thực tế đến thời điểm kiểm kê.
- Kiểm kê theo từng loại tài sản: Thực hiện kiểm kê riêng cho từng loại tiền ngoại tệ, vàng. Hoặc các tài sản tiền tệ khác.
- Dòng “Số dư theo sổ quỹ”: Ghi số tiền tồn trên sổ quỹ vào cột 2 (theo mệnh giá hoặc loại tài sản).
- Dòng “Kiểm kê thực tế”: Ghi số kiểm kê thực tế vào từng cột tương ứng với loại ngoại tệ hoặc vàng tiền tệ.
- Dòng “Chênh lệch”: Ghi số tiền chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư trên sổ quỹ và kết quả kiểm kê thực tế.
- Ghi rõ nguyên nhân dẫn đến chênh lệch (nếu có). Ghi ý kiến nhận xét của Ban kiểm kê.
- Biên bản cần đầy đủ chữ ký (ghi rõ họ tên) của thủ quỹ. Ngoài ra là Trưởng ban kiểm kê và kế toán trưởng.
- Lập thành 2 bản: 1 bản lưu tại thủ quỹ, 1 bản lưu tại kế toán quỹ.
- Trường hợp kiểm kê vàng tiền tệ, trong cột “Diễn giải”, cần ghi rõ từng loại và từng thứ để đảm bảo tính chi tiết.
Những mẫu biên bản kiểm kê quỹ khác
Mẫu S11-H: Sổ quỹ tiền mặt VND – TẢI ĐÂY
Mẫu S13-H: Sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ – TẢI ĐÂY
Doanh nghiệp có thể tham khảo và tải về mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt c34-hd – TẢI ĐÂY.
Cách lập biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt chi tiết nhất
Bước 1: Ban hành Quyết định Kiểm kê Tiền mặt
- Dựa trên nhu cầu kiểm kê quỹ tiền mặt, công ty cần ban hành Quyết định kiểm kê tiền mặt tại quỹ.
- Quyết định này sẽ xác định các yếu tố quan trọng như ngày. Cùng với đó là thời gian thực hiện và các thông tin cần thiết liên quan
Bước 2: Thành lập Hội đồng Kiểm kê Tiền mặt
- Công ty sẽ thành lập Hội đồng Kiểm kê Tiền mặt,. Trong đó bao gồm các thành viên có trách nhiệm. Ngoài ra là hội đồng chuyên môn trong công tác quản lý và sử dụng quỹ tiền mặt.
- Các thành viên chủ yếu của Hội đồng thường bao gồm: Giám đốc, Kế toán trưởng, Kế toán vốn bằng tiền, Thủ quỹ và các cá nhân có kiến thức về tài chính liên quan.
Bước 3: Tiến hành Kiểm kê Quỹ Tiền mặt
- Hội đồng Kiểm kê tiến hành kiểm tra số tiền tồn quỹ thực tế tại thời điểm kiểm kê.
- Số tiền thực tế trong quỹ sẽ được đối chiếu với số liệu trong sổ quỹ tiền mặt. Sổ quỹ tiền mặt sẽ do Kế toán vốn bằng tiền quản lý.
- Quá trình kiểm kê yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác. Từ đó đảm bảo tính minh bạch và chính xác của kết quả.
Bước 4: Lập Biên bản Kiểm kê và Báo cáo Kết quả Kiểm kê
- Sau khi hoàn tất quá trình kiểm kê, Hội đồng Kiểm kê sẽ lập biên bản kiểm kê. Đồng thời báo cáo kết quả kiểm kê một cách rõ ràng và chi tiết.
- Biên bản này sẽ ghi nhận số tiền thực tế trong quỹ. Ngoài ra là các khoản thừa hoặc thiếu so với số liệu trong sổ quỹ. Cùng với các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm kê.
Xem thêm:
Mẫu biên bản đối chiếu công nợ theo quy định mới nhất
Mẫu kiểm kê tài sản mới nhất theo quy định – Cách ghi mẫu
Trên đây là những mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt theo quy định mới nhất. Cùng với đó là cách ghi từng phần của biên bản chi tiết. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com