Hiện nay, có rất nhiều tổ chức tài chính thực hiện việc thu mua, nhận chuyển giao nợ. Thông qua đó việc thu mua tổ chức sẽ thực hiện nghĩa vụ thay toán thay cho bên có nợ. Tuy nhiên, không phải lúc nào những khoản nợ được phép thu mua, chuyển giao. Đặc biệt là những khoản nợ từ các ngân hàng thương mại hiện nay. Thậm chí, nếu không được thực hiện đúng sẽ gây ảnh hưởng sau này. Vậy thực tế ngân hàng bán nợ cho bên thứ 3 được không? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu và giải đáp chi tiết trong bài viết này dưới đây
Mua bán nợ cho bên thứ 3 là gì?
Trước khi tìm hiểu ngân hàng bán nợ cho bên thứ 3 được không thì cần nắm rõ việc mua bán nợ cho bên thứ 3. Mua bán chuyển giao nợ xác định là các giao dịch dân sự phổ biến trong đời sống kinh tế. Những giao dịch nay thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2015. Đây là quá trình chuyển giao nghĩa vụ hoặc quyền trong quan hệ dân sự sang bên thứ ba.
Việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ hoặc quyền đòi nợ phải được thông báo. Đồng thời có sự đồng ý từ các bên liên quan trong quan hệ dân sự. Sau khi chuyển giao, bên nhận nghĩa vụ hoặc bên được chuyển giao quyền sẽ chính thức thay thế vị trí của bên chuyển giao trong quan hệ pháp lý, chịu toàn bộ trách nhiệm hoặc hưởng quyền lợi theo thỏa thuận và pháp luật quy định.
Trong thực tiễn, mua bán nợ hoặc chuyển giao nợ cho bên thứ ba có thể được hiểu như sau:
Bên vay chuyển giao nợ:
- Bên vay (người có nghĩa vụ trả nợ) thực hiện chuyển giao nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ ba.
- Việc chuyển giao này chỉ hợp pháp nếu được bên cho vay (người có quyền) đồng ý. Sau khi chuyển giao, bên thứ ba (bên nhận nợ) sẽ thay thế bên vay. Thông qua đó thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ.
Bên cho vay chuyển giao quyền đòi nợ:
- Bên cho vay (người có quyền) thực hiện chuyển giao quyền đòi nợ cho bên thứ ba.
- Trong trường hợp này, bên vay (người có nghĩa vụ trả nợ) sẽ phải thanh toán khoản nợ. Khoản nợ này phải được thanh toáncho bên được chuyển giao quyền đòi nợ (bên thứ ba).
Ngân hàng bán nợ cho bên thứ 3 được không? Trách nhiệm liên quan
Ngân hàng bán nợ cho bên thứ 3 được không?
Theo quy định tại Điều 450 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc mua bán quyền tài sản được thực hiện thông qua các hợp đồng chuyển nhượng quyền tài sản giữa các bên có liên quan. Trong giao dịch vay vốn, ngân hàng thương mại cung cấp khoản vay cho khách hàng. Ngân hàng sẽ trở thành chủ sở hữu quyền tài sản đối với nợ của khách hàng. Theo đó, ngân hàng bán nợ cho bên thứ 3 được theo quy định. Ở đây tức là bán quyền đòi nợ đối với khoản vay của khách hàng.
Quá trình bán nợ cho bên thứ ba được thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu. Trong đó ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết. Thông qua đó chuyển giao quyền sở hữu quyền tài sản cho bên mua. Cụ thể, ngân hàng phải chuyển giao các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu đối với khoản nợ. Đồng thời hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng quyền tài sản theo quy định. Bên mua,sẽ có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng số tiền tương ứng. Số tiền tương ứng với giá trị của quyền tài sản đã được chuyển nhượng.
Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản sẽ được xác định dựa trên các điều kiện cụ thể. Theo đó, quyền sở hữu sẽ được chuyển cho bên mua ở hai thời điểm. Một là khi bên mua nhận được giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với quyền tài sản. Hai là kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó. Áp dụng khi pháp luật yêu cầu việc đăng ký quyền sở hữu.
Trách nhiệm của ngân hàng khi chuyển giao, bán nợ
Căn cứ Điều 367 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi một ngân hàng thương mại thực hiện việc chuyển nhượng quyền đòi nợ cho bên thứ ba, ngân hàng không phải chịu trách nhiệm đối với khả năng thanh toán nợ của bên vay tiền sau khi quyền yêu cầu (quyền đòi nợ) đã được chuyển giao. Điều này có nghĩa là, quyền tài sản liên quan đến khoản nợ đã được chuyển nhượng. Lúc này ngân hàng không còn nghĩa vụ phải đảm bảo khả năng trả nợ của bên vay.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bên có thể thỏa thuận khác về vấn đề này. Cụ thể, hợp đồng chuyển nhượng quyền đòi nợ hoặc trong các thỏa thuận khác giữa ngân hàng và bên mua nợ. Những hợp đồng này có quy định rõ ràng về việc ngân hàng vẫn giữ trách nhiệm. Hoặc cam kết liên quan đến khả năng thanh toán của bên vay. Lúc này ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm theo các điều khoản đã thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận đặc biệt, ngân hàng sẽ không bị ràng buộc về nghĩa vụ thanh toán của bên vay. Áp dụng sau khi quyền đòi nợ đã được chuyển giao cho bên mua.
Những khoản nợ phát sinh ngân hàng bán được cho bên thứ 3
Nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay thông thường
Đầu tiên, ngân hàng bán nợ cho bên thứ 3 được đó là nợ từ nghiệp vụ cho vay. Đây là khoản tiền mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay. Từ đó phục vụ cho các mục đích khác nhau. Ví dụ như sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, hoặc các mục đích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Khoản nợ này phát sinh khi tổ chức tín dụng cấp tín dụng dưới hình thức cho vay. Đồng thời khách hàng có nghĩa vụ trả lại khoản vay cùng lãi suất. Cùng với đó thanh toán các chi phí liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn.
Nợ phát sinh từ khoản trả thay nghiệp vụ bảo lãnh
Tiếp theo, ngân hàng bán nợ cho bên thứ 3 được những khoản nợ phát sinh từ trả thay. Đây là khoản tiền mà tổ chức tín dụng phải thanh toán thay cho khách hàng. Áp dụng trong trường hợp tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Những nghĩa vụ này được áp dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh. Lúc này một tổ chức tín dụng đứng ra bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng. Đồng thời khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Tại đây tổ chức tín dụng sẽ phải thanh toán thay và phát sinh khoản nợ.
Nợ từ mua bán trái phiếu, tín phiếu và cổ phiếu của tổ chức tin dụng
Những khoản nợ từ mua bán trái phiếu, tín phiếu và cổ phiếu của tổ chức tín dụng là khoăn bán nợ cho bên thứ 3 được. Trong đó, nợ từ trái phiếu là khoản tiền mà tổ chức tín dụng chi ra để mua trái phiếu. Những trái phiếu này do khách hàng phát hành. Trong trường hợp này, tổ chức tín dụng trở thành chủ sở hữu của trái phiếu. Đồng thời có quyền nhận các khoản lãi hoặc thanh toán theo quy định của trái phiếu đó.
Ngoài ra, nợ từ tín phiếu là nợ phát sinh từ mua bán tín phiếu. Khoản nợ này cũng được áp dụng khi tổ chức tín dụng mua tín phiếu bởi khách hàng. Tín phiếu là công cụ nợ ngắn hạn mà tổ chức tín dụng có thể mua. Thông qua đó nhận các khoản thanh toán theo các điều kiện. Những điều kiện đã được quy định trong hợp đồng mua bán tín phiếu.
Cuối cùng, nợ từ cổ phiếu là khoản tiền mà tổ chức tín dụng chi ra để mua cổ phiếu của khách hàng phát hành. Khi mua cổ phiếu, tổ chức tín dụng trở thành cổ đông của công ty phát hành cổ phiếu. Đồng thời có quyền hưởng lợi từ cổ tức cũng như các quyền lợi khác của cổ đông.
Nợ từ mua bán trái phiếu, tín phiếu và cổ phiếu của doanh nghiệp
Những khoản nợ từ mua bán trái phiếu, tín phiếu và cổ phiếu của doanh nghiệp là khoăn bán nợ cho bên thứ 3 được. Trong đó tổ chức tín dụng có thể phát sinh nợ khi mua trái phiếu do doanh nghiệp phát hành. Trong trường hợp này, tổ chức tín dụng trở thành chủ sở hữu trái phiếu của doanh nghiệp. Đồng thời có quyền nhận các khoản thanh toán liên quan đến trái phiếu.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng cũng có thể phát sinh nợ khi mua tín phiếu do doanh nghiệp phát hành. Tín phiếu doanh nghiệp là công cụ nợ mà tổ chức tín dụng có thể mua. Đồng thời nhận khoản thanh toán tương ứng từ doanh nghiệp phát hành.
Cuối cùng, tổ chức tín dụng mua cổ phiếu của doanh nghiệp, khoản nợ này sẽ phát sinh. Tổ chức tín dụng sẽ là cổ đông của doanh nghiệp phát hành. Đồng thời có quyền lợi tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần.
Xem thêm:
- Biên bản cấn trừ công nợ 3 bên mới nhất theo quy định
- Giấy báo nợ ngân hàng là gì? Những điều cần biết
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc ngân hàng bán nợ cho bên thứ 3 được không. Cùng với đó là những khoản nợ có thể được bán cho bên thứ 3 theo quy định. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com