5/5 - (1 bình chọn)

Tài chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng với sự sống còn của bất kì doanh nghiệp nào. Quản lý tài chính là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đó là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và giám sát các nguồn tài chính. Từ đó đạt được các mục tiêu chung của công ty một cách hiệu quả. Dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn thì tất cả cần phải nắm các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp mà Kế toán ATS trình bày trong bài viết này. Thông qua đó điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Quản lý tài chính của doanh nghiệp là gì?

Quản lý tài chính là trọng tâm quan trọng cho mọi tổ chức và doanh nghiệp. Đây là quá trình kế hoạch, kiểm soát, tổ chức và giám sát nguồn tài chính. Thông qua đó đạt được mục tiêu mà tổ chức, công ty, doanh nghiệp đề ra. Kỹ năng này bao gồm các hoạt động như sử dụng ngân quỹ, mua sắm, kế toán. Cùng với đó là viêc đánh giá rủi ro và thanh toán. Tài chính kế toán và quản lý tài chính thể hiện qua quản lý báo cáo tài chính.

CEO chính là người chịu trách nhiệm lớn trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp. Đây là công việc nhằm tối đa hóa lợi nhuận và hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp. Quản lý tài chính đồng nghĩa với việc áp dụng nguyên tắc chung của doanh nghiệp. Thông qua đó tối ưu hóa tài sản và nguồn vốn, đảm bảo sự phát triển bền vững. Ngược lại, vấn đề tài chính chưa được giải quyết có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Quản lý tài chính là gi

Vai trò của việc quản trị tài chính của doanh nghiệp

Nắm rõ các nguyên tắc quản trị tài chính của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt trong việc quyết định khả năng tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển và mở rộng trong tương lai. Cụ thể:

  • Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính: Kiểm soát dòng tài chính của mọi hoạt động hay sản xuất kinh doanh của tổ chức một cách tối ưu. Từ đó đảm bảo đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • Vai trò đòn bẩy: Giúp kích thích và tiến hành điều tiết các hoạt động kinh doanh.
  • Vai trò kiểm soát: Kiểm tra tình trạng hiện tại và các hoạt động đang diễn ra của doanh nghiệp. Thông qua đó phát hiện kịp thời các rủi ro tài chính có thể xảy đến trong tương lai.
  • Vai trò quyết định các khoản đầu tư và tài trợ: Thực tế hoạch định tài chính thôi chưa đủ. Nhà quản trị tài chính phải quyết định phương pháp thực hiện quản lý hiệu quả. Đồng thời xác định các khoản đầu tư như thế nào cho hợp lý. Từ đó đảm bảo sinh được lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Vai trò của việc quản lý tài chính

Các nguyên tắc vàng quản lý tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả

Tổ chức lại nguồn tài chính – Quản lý tài chính một cách có hệ thống

Tổ chức lại nguồn tài chính là một trong các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hàng đầu. Đây là nguyên tắc hàng đầu giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận. Cần theo dõi thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng, khoản vay cá nhân, tài khoản môi giới. Cùng với đó là theo dõi tài sản thế chấp, các khoản vay mua ô tô và tài khoản hưu trí. Để làm được điều này, bạn nên sử dụng các phần mềm thứ 3.

Hiện nay có nhiều phần mềm kế toán, phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP có thể cung cấp giải pháp quản lý tài chính toàn diện. Từ đó giúp doanh nghiệp theo dõi tất các các khoản mục trên. Đồng thời thanh toán đúng thời hạn, đưa ra các quyết định chi tiêu và nhiều chức năng khác. Việc nhập tài khoản và số dư của mình vào phần mềm quản lý ngân sách đơn giản. Vì thế doanh nghiệp sẽ không bị mất quá nhiều thời gian để sắp xếp và xử lý số liệu. Lúc này doanh nghiệp có thể tập trung vào việc lên kế hoạch và đưa ra các chiến lược.

Các nguyên tắc vàng quản lý tài chính của doanh nghiệp – Chi phải ít hơn thu

Một trong các nguyên tắc quản lý tài chính của doanh nghiệp cần ghi nhớ là đừng bao giờ chi tiêu nhiều hơn số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Đây là một cách giúp doanh nghiệp giải quyết tất cả các khoản nợ. Đồng thời hạn chế nợ nần ngay từ đầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi và nắm được mình đang lãng phí ở đâu. Thông qua đó doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt tình hình tài chính của mình.

Các phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp cung cấp các công cụ mạnh mẽ. Từ đó doanh nghiệp theo dõi và lập ngân sách để từng bước đạt được các mục tiêu của mình. Nếu các nhà quản trị doanh nghiệp biết cách theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp và biết mình đang chi tiêu lãng phí ở đâu, họ có thể kiểm soát tốt tình hình tài chính của mình.

Đảm bảo chi phải ít hơn thu

Cần đảm bảo sự cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi

Rủi ro của dự án đầu tư càng thấp thì tỷ suất sinh lợi cũng sẽ thấp và ngược lại. Nguyên tắc cho thấy khoản tiền đầu tư chỉ có thể đạt được mức sinh lợi cao ở điều này. Nó chỉ sinh lời bạn cũng có đủ khả năng chấp nhận một khả năng thua lỗ tương ứng.

Tuy nhiên để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư. Hoặc đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình. Nếu bạn đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình, một sản phẩm thất bại sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh mục đầu tư tổng thể của bạn.

Các nguyên tắc quản lý tài chính của doanh nghiệp – Lưu ý đến thuế

Thông thường, bất cứ khoản tiền nào doanh nghiệp kiếm được đều sẽ bị đánh thuế. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp cần phải xem xét tác động của thuế cho mỗi khoản đầu tư. Ví dụ, cùng là quyết định đầu tư vào xây dựng nhà xưởng (tài sản cố định), doanh nghiệp sẽ phải xem xét cân nhắc, lựa chọn mức ưu đãi thuế hoặc ưu đãi thuế sử dụng đất, tài nguyên ở những địa phương khác nhau.

Đôi lúc chính sách thuế ưu đãi của địa phương sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Song cũng có thể sẽ tác động theo chiều ngược lại.

Cần lưu ý đến tỷ lệ rủi ro và thuế

Cần có sẵn nguồn quỹ dự phòng để phòng tránh rủi ro xảy ra

Khi vận hành doanh nghiệp, chúng ta nên có sẵn những phương án dự phòng. Điều này các nhà quản lý không thể không có để phòng ngừa rủi ro một cách tối ưu nhất. Chẳng hạn như dự trù các khoản quỹ dự phòng, bảo hiểm,…

Một số doanh nghiệp chủ quan không dự trữ quản lý quỹ dự phòng. Từ đó dễ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng khi có trường hợp xấu xảy ra. Khi tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, quỹ dự phòng chính là phao cứu sinh. Quỹ này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội để vượt qua.

Các quỹ dự phòng được lập lên thường là một khoản lợi nhuận. Khoản lợi nhuận này do doanh nghiệp tự trích ra để để dành. Tuỳ theo quy mô và khả năng sinh lời mà doanh nghiệp xây dựng quỹ dự phòng nhiều hay ít.

Doanh nghiệp cần hạn chế nợ đối với tiêu sản

Trong khái niệm của đầu tư, tiêu sản là những gì doanh nghiệp bỏ tiền để sở hữu chúng. Sau đó lại phải tiếp tục bỏ tiền ra để “nuôi” hoặc duy trì. Sau khi mua thì những tài sản này bắt đầu mất giá trị so với giá mua ban đầu. Các tiêu sản bao gồm: các tài sản bị hao mòn như ô tô, điện thoại…. Cùng với đó là nợ vay ngân hàng (chi phí sử dụng vốn), nợ thẻ tín dụng. Ngoài ra là tiền thuê nhà và cơ sở vật chất…

Các chi phí này sẽ tăng dần theo thời gian mà doanh nghiệp sở hữu hoặc sử dụng các loại tiêu sản đó phải chi trả. Do đó, doanh nghiệp cần hạn chế nợ đối với các loại tiêu sản này. Thay vào đó, có thể dồn tiền vào vào các danh mục đầu tư hoặc gia tăng giá trị theo thời gian. Ví dụ như: Bất động sản, các khoản đầu tư tài chính, đào tạo nhân viên hoặc xây dựng văn hóa công ty…

Dự trù quỹ và hạn chế nợ

Có thể dự báo dòng tiền của doanh nghiệp

Duy trì dự báo dòng tiền hàng ngày chi tiết theo từng mặt hàng, sản phẩm. Thực hiện trên cơ sở luân phiên trong 6 tháng tới. Xác định xem có bất kỳ khoản thâm hụt nào hay không. Sau đó lập kế hoạch trang trải tất cả các khoản thâm hụt. Lúc này doanh nghiệp thường trang trải bằng cách thu xếp vốn lưu động hoặc các quỹ khác. Nên lập kế hoạch quản lý tài chính doanh nghiệp chi tiết nhất. Trong đó có thể bao gồm các khoản thu chi, thâm hụt…

Lưu ý khi quản lý tài chính doanh nghiệp

Thực tế cho thấy, có tới 80% doanh nghiệp thuộc mọi quy mô nếu không quản lý tốt dòng tiền đều rơi vào tình trạng kinh doanh thất bại, thậm chí là phá sản. Để quản lý hiệu quả nguồn tài chính, doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Bộ phận kế toán đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý tài chính. Đây là bộ phận nắm giữ nguồn tiền, dòng tiền của công ty.
  • Trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay, các công cụ hỗ trợ quản lý tài chính hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí nhân công. Đồng thời góp phần tối ưu hóa hiệu quả rất nhiều quy trình. Không chỉ riêng hoạt động quản trị tài chính.
  • Doanh nghiệp nên thiết lập các biện pháp chống gian lận, chống thất thoát. Thực hiện ngay từ khi mới bắt đầu bước vào hoạt động để hạn chế tối đa rủi ro.
  • Cần có báo cáo tài chính thường xuyên, liên tục. Thực hiện định kỳ tùy theo chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp.
  • Đừng bỏ qua các báo cáo hàng tháng từ ngân hàng. Đều đặn hàng tháng, nhà quản trị nên đối chiếu nhằm theo dõi. Đồng thời kiểm soát kịp thời thực trạng chi tiêu của doanh nghiệp.
  • Minh bạch các công việc quản lý tài chính để đảm bảo minh bạch dòng tiền.

Xem thêm:

Trên đây là các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp mà bạn cần biết. Đây là hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo