Đánh giá bài viết post

Cash flow là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực tài chính, dùng để đánh giá sự ổn định của một doanh nghiệp. Đây là số liệu quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý sức khỏe tài chính, giúp các nhà đầu tư phân tích, quyết định tài trợ hoặc mua lại một doanh nghiệp. Vậy cash flow là gì? Làm cách nào để giúp doanh nghiệp cải thiện chỉ số cash flow và lập kế hoạch cash flow hiệu quả. Tìm hiểu ngay trong bài viết này của Kế toán ATS.

Tìm hiểu khái niệm cash flow là gì?

Cash flow là gì? Cash flow có nghĩa tiếng việt là dòng tiền, thể hiện sự chuyển động của tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền mặt trong một doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh. Có thể theo dõi dòng tiền theo tháng, theo quý hoặc năm và lập báo cáo phù hợp.

Vào kỳ phân tích tài chính, chỉ số cash flow cho thấy sự thay đổi tiền mặt trong doanh nghiệp. Dựa vào đó để nắm bắt tình hình và tìm hướng giải quyết cho những vấn đề tồn đọng liên quan.

Nếu tổng tiền chi ra nhỏ hơn tổng tiền thu vào, thì chỉ số cash flow đang dương. Ngược lại, chỉ số cash flow âm thì doanh nghiệp cần điều chỉnh lại dòng tiền và hoạt động kinh doanh sao cho hiệu quả nhất.

5 bước giúp doanh nghiệp cải thiện chỉ số cash flow

Doanh nghiệp luôn mong muốn chỉ số cash flow ở mức dương. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp cần thực hiện 5 bước cải thiện dòng tiền sau đây.

Cụ thể:

Bước 1: Giảm chi phí mua hàng

Giảm chi phí thường là cách đầu tiên chúng ta nghĩ tới khi muốn tăng số lượng tiền. Lúc này, doanh nghiệp nên cân nhắc tìm kiếm những nhà cung cấp nguyên vật liệu có chi phí ưu đãi hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng phù hợp.

Bước 2: Tăng doanh số bán hàng

Tăng doanh số là cách hiệu quả nhất để tăng doanh thu, tăng nguồn tiền của doanh nghiệp. Bạn có thể sử dụng các chương trình khuyến mãi để tăng doanh số bán hàng, nhưng chỉ nên để mức chiết khấu tối đa là 25%. Theo khảo sát, đây là mức chiết khấu hợp lý nhất, đủ để kích thích người tiêu dùng sử dụng dịch vụ sản phẩm. 

Bước 3: Đưa ra nhiều phương thức thanh toán cho khách hàng

Cung cấp đa dạng phương thức thanh toán tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng quyết định mua hàng. Hiện nay, khách có xu hướng thanh toán qua thẻ tín dụng, chuyển khoản trực tuyến với nhiều ưu đãi hơn thay vì chi dùng tiền mặt. Doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng và đưa ra những phương thức tiếp cận hợp lý.

Ngoài ra, các chương trình trả góp cung thu hút đông đảo khách hàng với chi phí ban đầu không quá cao, phù hợp với chi tiêu của nhiều người.

Bước 4: Quản lý kho hàng hiệu quả

Kiểm soát hàng hóa giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền hiệu quả hơn. Bởi nếu số lượng hàng tồn quá lớn, tồn kho quá lâu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong khâu tiêu thụ sản phẩm, thanh khoản gần như bằng 0. Hàng cũ không thể bán ra lâu ngày có thể gây hư hại tổn thất, hàng mới không thể nhập làm chậm xu hướng bán hàng gây thất thoát ngân sách. Bởi vậy, doanh nghiệp cần quản lý kho hàng một cách hợp lý, cân đối xuất nhập hiệu quả.

Bước 5: Thu hồi các khoản nợ

Dòng tiền cũng bị mắc kẹt trong những khoản nợ và doanh nghiệp chưa thể thu về. Cần thực hiện thu hồi công nợ trong thời gian sớm nhất để gia tăng ngân sách, ổn định dòng tiền.

5 bước lập kế hoạch cash flow hiệu quả

Để tối ưu chỉ số cash flow, doanh nghiệp cần thực hiện lập kế hoạch để cân đối thu chi tiền mặt. Sau đây là 5 bước người lập kế hoạch nên áp dụng:

Bước 1: Đưa ra dự báo dòng tiền vào

Dòng tiền của doanh nghiệp đến từ 3 nguồn:

Hoạt động kinh doanh: Bán hàng, cung cấp sản phẩm dịch vụ, thu nợ và các hoạt động tạo ra thu nhập khác.

Đầu tư tài chính: quỹ do chủ sở hữu đóng góp bằng tiền mặt, quỹ phát hành cổ phiếu, quỹ hoạt động vốn vay…

Hoạt động đầu tư: các khoản lãi, thu nhập đầu tư, thanh lý hoặc nhượng bán, chuyển nhượng tài sản cố định…

Bước 2: Đưa ra dự báo dòng tiền ra

Dòng tiền ra bao gồm các chi phí hoạt động của doanh nghiệp:

Chi phí cho hoạt động kinh doanh: trả lãi vay vốn, chi ngân sách nhà nước, chi phí quảng cáo, chi phí vật tư, chi phí tiền lương nhân viên… Thường những hoạt động này tạo ra thu nhập chính cho doanh nghiệp.

Chi phí cho các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp: góp vốn, cho vay, mua sắm thiết bị và tài sản cố định, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Chi phí cho hoạt động tài chính: mua cổ phiếu, thanh toán cho nhà đầu tư, thuế hoặc vay tài chính…

Bước 3: Tính dòng tiền thuần 

Dòng tiền thuần là sự chênh lệch dòng tiền ra vào trong một thời gian nhất định của doanh nghiệp. Theo đó, dòng tiền thuần được điều chỉnh theo hướng âm hoặc dương, doanh nghiệp cân đối dòng tiền theo hướng thích hợp

Bước 4: Mỗi cuối kỳ cần xác định số tiền thừa hoặc thiếu

Vào mỗi cuối kỳ, doanh nghiệp căn cứ vào tình trạng thừa hoặc thiếu nguồn tiền để đối chiếu với số tồn quỹ cần thiết. Từ đó đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp nhất. 

Trong đó: Tiền cuối kỳ = Tiền dư đầu kỳ + dòng tiền ròng của kỳ hiện tại

Bước 5: Đưa ra giải pháp phù hợp

Từ những số liệu đã phân tích ở trên, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích sự thiếu hụt hay dư thừa dòng tiền để đưa ra giải pháp phù hợp. Nếu thiếu tiền, cần có giải pháp khắc phục ngay, cân đối lại dòng tiền. Nếu dư ngân sách, có thể xem xét đến các phương pháp gia tăng nguồn tiền, đầu tư để tạo ra lợi nhuận.

Xem thêm:

Nội dung trên đây đã giải thích cash flow là gì? Những phương pháp giúp doanh nghiệp cải thiện cash flow, cách để lập kế hoạch cash flow hiệu quả. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ Kế toán ATS để được hỗ trợ ngay.

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo