Hiện nay, mô hình hộ kinh doanh đang trở nên rất phổ biến ở nhiều nơi trên cả nước. Đây là mô hình kinh doanh giúp gia chủ có thể kinh doanh tại nhà hiệu quả. Đồng thời không cần phải thực hiện thuê mặt bằng riêng biệt. Tuy nhiên, những chính sách về kế toán, các hộ kinh doanh đều phải tuần thủ và thực hiện. Đây là điều nhiều hộ kinh doanh chưa nắm rõ, đặc biệt là nơi doanh thu trên 10 tỷ. Vậy chế độ kế toán cho hộ kinh doanh có doanh thu trên 10 tỷ như thế nào? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu chi tiết trong bài viết này
Hộ kinh doanh có doanh thu trên 10 tỷ có phải quy mô lớn không?
Theo quy định hiện hành, hộ kinh doanh có doanh thu trên 10 tỷ được gọi là hộ kinh doanh quy mô lớn. Cụ thể hộ kinh doanh quy mô lớn là hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh có quy mô doanh thu và lao động đáp ứng các tiêu chí cao nhất của doanh nghiệp siêu nhỏ. Những hộ này sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì thế sẽ phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai. Cụ thể, các đối tượng này được phân loại như sau:
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có ít nhất 10 lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trong năm. Hoặc có tổng doanh thu trong năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên. Áp dụng cho hộ kinh doanh thuộc ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra là lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có ít nhất 10 lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trong năm. Hoặc có tổng doanh thu trong năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên.
Những hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh này, khi đáp ứng đủ tiêu chí về lao động và doanh thu, sẽ phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán và khai báo thuế theo phương pháp kê khai như quy định của pháp luật
Chế độ kế toán cho hộ kinh doanh có doanh thu trên 10 tỷ
Đối với chứng từ kế toán
Căn cứ vào các quy định tại Điều 4 của Thông tư 88/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh có doanh thu trên 10 tỷ phải tuân thủ các quy định về chứng từ kế toán, bao gồm việc lập, lưu trữ và ký chứng từ kế toán. Tại đây quy định được thực hiện theo các điều khoản của Luật Kế toán. Cùng với đó là hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
- Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh phải thực hiện việc lập chứng từ kế toán. Áp dụng theo các quy định tại Điều 16, Điều 18, Điều 19 của Luật Kế toán. Các chứng từ này phải được lập và lưu trữ đúng theo các biểu mẫu. Cùng với đó là phương pháp đã được hướng dẫn chi tiết trong Phụ lục 1 – Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC.
- Cả hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh đều có thể áp dụng quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Kế toán. Từ đó lập và lưu trữ chứng từ kế toán dưới dạng điện tử. Việc này giúp đáp ứng tốt hơn yêu cầu về công nghệ. Đồng thời phù hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân và hộ kinh doanh.
- Nội dung và hình thức hóa đơn cũng phải được thực hiện theo quy định pháp luật về thuế. Điều này bao gồm các quy trình lập, quản lý và sử dụng hóa đơn. Từ đó đảm bảo tính hợp pháp và chính xác trong việc ghi nhận giao dịch.
Các biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán mà cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh phải áp dụng được quy định cụ thể trong Thông tư 88/2021/TT-BTC, với các mẫu chứng từ cơ bản như sau:
- Phiếu thu: Mẫu số 01-TT
- Phiếu chi: Mẫu số 02-TT
- Phiếu nhập: Mẫu số 03-VT
- Phiếu xuất: Mẫu số 04-VT
- Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động: Mẫu số 05-LĐTL.
Quy định về sổ kế toán
Căn cứ theo Điều 5 của Thông tư 88/2021/TT-BTC, các quy định liên quan đến sổ kế toán đối với hộ kinh doanh có doanh thu trên 10 tỷ được quy định cụ thể như sau:
- Cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh phải tuân thủ các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán theo các điều khoản tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 của Luật Kế toán. Đồng thời, việc ghi chép sổ kế toán cũng phải theo hướng dẫn trong Phụ lục 2 của Thông tư này. Trong đó bao gồm các biểu mẫu và phương pháp ghi sổ được ban hành kèm theo Thông tư.
- Mỗi hộ có đặc điểm hoạt động kinh doanh và các yêu cầu về công nghệ khác nhau. Vì thế hộ kinh doanh có thể thực hiện việc ghi sổ kế toán trên phương tiện điện tử. Việc thực hiện này áp dụng theo quy định tại Điều 26 của Luật Kế toán. Điều này giúp đơn giản hóa quy trình quản lý kế toán. Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ và tra cứu số liệu.
- Ngoài ra, tính chính xác và thống nhất trong công tác kế toán cần được đảm bảo. Vì thế hộ kinh doanh cần tuân thủ các quy định tại Điều 27 của Luật Kế toán. Đặc biệt trong việc sửa chữa các lỗi phát sinh trong quá trình ghi sổ kế toán. Việc sửa chữa phải được thực hiện đúng quy trình và có sự minh bạch. Thông qua đó đảm bảo sổ sách kế toán phản ánh chính xác tình hình tài chính. Cùng với đó đưa ra chính xác hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Xác định doanh thu, chi phí và nghĩa vụ thuế
Theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 88/2021/TT-BTC, việc xác định doanh thu, chi phí và nghĩa vụ thuế đối với từng lĩnh vực và ngành nghề của cá nhân và hộ kinh doanh phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về thuế. Cụ thể:
Để tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT), cá nhân và hộ kinh doanh cần căn cứ vào hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 40/2021/TT-BTC, nhằm đảm bảo việc tính thuế chính xác và tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Hướng dẫn tính thuế cho hộ kinh doanh có doanh thu trên 10 tỷ
Tính thuế GTGT, TNCN theo kê khai
Các hộ kinh doanh có doanh thu trên 10 tỷ sẽ phải áp dụng khai thuế theo tháng. Tuy nhiên, đối với các hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh không đáp ứng đủ các tiêu chí để được coi là quy mô lớn nhưng muốn áp dụng phương pháp này, họ cũng có thể lựa chọn khai thuế theo tháng nếu đáp ứng các điều kiện quy định. Cụ thể như sau:
- Nếu hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh mới bắt đầu hoạt động và có doanh thu trong năm dương lịch không quá 100 triệu VNĐ, họ có thể lựa chọn khai thuế theo quý, thay vì theo tháng, nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định.
- Đối với các hộ kinh doanh gia đình và cá nhân kinh doanh có tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch dưới mức 100 triệu VNĐ, họ sẽ không phải nộp thuế Giá trị gia tăng (GTGT) cũng như Thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Áp dụng theo các quy định của Nhà nước về thuế GTGT và thuế TNCN.
- Hơn nữa, đối với những hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh hoạt động dưới hình thức nhóm hoặc hộ gia đình, nếu doanh thu của nhóm này dưới 100 triệu VNĐ trong năm, thì các cá nhân trong nhóm sẽ không phải đóng thuế GTGT và thuế TNCN. Trong trường hợp này, sẽ có một đại diện duy nhất được chỉ định để thực hiện nghĩa vụ thuế, giúp việc tính toán và nộp thuế trở nên đơn giản và thuận tiện hơn.
Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể:
Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ phần trăm thuế GTGT
Thuế TNCN = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ phần trăm thuế TNCN
Cách tính thuế môn bài cho hộ kinh doanh
Thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể là loại thuế mà các cá nhân, hộ kinh doanh phải nộp cho cơ quan quản lý thuế. Mức thuế này được xác định dựa trên cơ sở vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ. Cũng như doanh thu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đạt được trong năm. Cụ thể, mức thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể được phân loại như sau:
- Một số hộ kinh doanh có doanh thu bình quân trên 500 triệu VNĐ/năm. Lúc này mức thuế môn bài là 1 triệu VNĐ/năm.
- Một số hộ kinh doanh có doanh thu bình quân từ 300 triệu VNĐ đến 500 triệu VNĐ/năm. Lúc này mức thuế môn bài là 500.000 VNĐ/năm.
- Một số hộ kinh doanh có doanh thu bình quân từ 100 triệu VNĐ đến 300 triệu VNĐ/năm. Lúc này mức thuế môn bài là 300.000 VNĐ/năm.
Xem thêm:
- Những điều cần biết về truy thu thuế hộ kinh doanh
- Những điều cần biết về mức thuế hộ kinh doanh ăn uống
Trên đây là chế độ kế toán cho hộ kinh doanh có doanh thu trên 10 tỷ. Cùng với đó là quy định nộp thuế cho hộ kinh doanh có quy mô lớn. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com