Đánh giá bài viết post

Việc đánh giá tài sản là công việc quan trọng với bất kì doanh nghiệp nào hiện nay. Chính vì thế, mọi kết quả số liệu về tài sản đều phải thực hiện một cách chính xác. Lúc này việc kiểm tra và đánh giá tài sản lại sẽ được thực hiện. Sau khi kiểm tra và đánh giá lại thì doanh nghiệp sẽ có phát sinh chênh lệch. Lúc này những khoản chênh lệch sau khi đánh giá lại sẽ được hạch toán. Vậy khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản là gì? Làm sao để hạch toán khoản này? Hãy cùng kế toán ATS tìm hiểu chi tiết trong bài viết này

Chênh lệch đánh giá lại tài sản là gì?

Chênh lệch đánh giá lại tài sản được hiểu là sự thay đổi giá trị nguyên giá của các tài sản tại doanh nghiệp. Việc này xảy ra khi tài sản được định giá lại do biến động tỷ giá ngoại tệ. Sự biến động này xảy ra qua các thời kỳ hoặc các nguyên nhân khác. Hoạt động đánh giá lại tài sản đóng vai trò quan trọng với bất kì doanh nghiệp nào. Đặc biệt trong việc phản ánh giá trị tài sản của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính.

Theo Điều 40 của Luật Kế toán 2015, kiểm kê tài sản là quá trình đo lường, tính toán, và đánh giá lại số lượng, chất lượng, và giá trị tài sản cũng như nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê. Mục đích của kiểm kê là để kiểm tra và đối chiếu số liệu thực tế với số liệu ghi chép trên sổ kế toán.

Đơn vị kế toán bắt buộc thực hiện kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:

  • Cuối kỳ kế toán năm để tổng hợp và đối chiếu số liệu trước khi lập báo cáo tài chính.
  • Các trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể. Chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê doanh nghiệp.
  • Chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu của đơn vị kế toán.
  • H hoạn, lũ lụt, hoặc các thiệt hại không mong muốn khác.
  • Khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chênh lệch đánh giá lại tài sản là gì?

Chênh lệch đánh giá lại tài sản thực hiện hạch toán tài khoản nào?

Hiện nay, những khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản sẽ thực hiện thông qua tài khoản 412

Cấu trúc bên nợ và bên có Tài khoản 412

Theo quy định tại Điều 68 Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản được sử dụng để phản ánh các khoản chênh lệch về giá trị tài sản. Những khoản này phát sinh trong quá trình đánh giá lại. Cụ thể:

Tài khoản này bao gồm hai bên: Bên Nợ và Bên Có. Nó phản ánh biến động tăng hoặc giảm giá trị tài sản trong quá trình đánh giá lại.

Bên Nợ:

  • Ghi nhận số chênh lệch giảm giá trị do đánh giá lại.
  • Phản ánh việc xử lý số chênh lệch tăng đã ghi nhận trước đó. Số liệu này do đánh giá lại tài sản.

Bên Có:

  • Ghi nhận số chênh lệch tăng giá trị do đánh giá lại.
  • Phản ánh việc xử lý số chênh lệch giảm đã ghi nhận trước đó. Số liệu này do đánh giá lại tài sản.

Tài khoản 412 có thể có số dư ở Bên Nợ hoặc Bên Có. Tùy thuộc vào trạng thái xử lý chênh lệch:

  • Số dư bên Nợ: Phản ánh chênh lệch giảm giá trị tài sản. Khoản này do đánh giá lại nhưng chưa được xử lý.
  • Số dư bên Có: Phản ánh chênh lệch tăng giá trị tài sản. Khoản này do đánh giá lại nhưng chưa được xử lý.

Cấu trúc bên nợ và bên có Tài khoản 412

Nguyên tắc thực hiện hạch toán tài khoản

Tài khoản 412 ghi nhận các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản. Bao gồm Tài sản cố định (TSCĐ), bất động sản đầu tư. Trong một số trường hợp, có thể áp dụng cho các loại tài sản khác. Ví dụ như vật tư, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, sản phẩm dở dang, nếu có sự thay đổi trong giá trị tài sản. Tài khoản này được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Khi có quyết định của cơ quan Nhà nước về việc đánh giá lại tài sản.
  • Khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
  • Trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật liên quan.

Tài khoản 412 không được sử dụng để ghi nhận chênh lệch giá trị khi tài sản được đưa đi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác hoặc trong trường hợp có sự thay đổi về hình thức sở hữu tài sản. Trong các tình huống này, chênh lệch sẽ được ghi nhận vào các tài khoản khác, như:

  • Tài khoản 711 – Thu nhập khác (nếu phát sinh lãi).
  • Tài khoản 811 – Chi phí khác (nếu phát sinh lỗ).

Giá trị tài sản sau khi đánh giá lại sẽ được xác định theo bảng giá do cơ quan Nhà nước quy định. Hoặc theo kết quả đánh giá của Hội đồng định giá tài sản. Hoặc các cơ quan thẩm định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền.

Các khoản chênh lệch giá trị do việc đánh giá lại tài sản phải được hạch toán. Đồng thời xử lý theo các quy định pháp lý hiện hành. Đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Nguyên tắc thực hiện hạch toán tài khoản

Hướng dẫn cách hạch toán khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản chi tiết

Hạch toán chênh lệch đánh giá lại các khoản vật tư, hàng hóa

Khi doanh nghiệp kiểm kê và đánh giá lại giá trị vật tư, hàng hóa, có hai trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp 1: Giá trị đánh giá lại cao hơn giá trị ghi sổ. Lúc này doanh nghiệp ghi tăng giá trị tài sản, hạch toán:
    • Nợ TK 152: Số chênh lệch đánh giá lại nguyên vật liệu.
    • Nợ TK 153: Số chênh lệch đánh giá lại công cụ, dụng cụ.
    • Nợ TK 155: Số chênh lệch đánh giá lại thành phẩm.
    • Nợ TK 156: Số chênh lệch đánh giá lại hàng hóa.
    • Có TK 412: Số chênh lệch đánh giá lại tài sản.
  • Trường hợp 2: Giá trị đánh giá lại thấp hơn giá trị ghi sổ. Lúc này doanh nghiệp ghi giảm giá trị tài sản, hạch toán:
    • Nợ TK 412: Số chênh lệch giảm giá trị tài sản.
    • Có TK 152: Số chênh lệch đánh giá lại nguyên vật liệu.
    • Có TK 153: Số chênh lệch đánh giá lại công cụ, dụng cụ.
    • Có TK 155: Số chênh lệch đánh giá lại thành phẩm.
    • Có TK 156: Số chênh lệch đánh giá lại hàng hóa.

Hạch toán chênh lệch đánh giá lại các khoản vật tư, hàng hóa

Hạch toán chênh lệch Tài sản cố định và Bất động sản đầu tư

Việc đánh giá lại giá trị Tài sản cố định (TSCĐ) và Bất động sản (BĐS) đầu tư được thực hiện dựa trên “Biên bản kiểm kê” và “Biên bản đánh giá lại tài sản.” Có hai trường hợp chính:

  • Trường hợp 1: Giá trị đánh giá lại cao hơn giá trị ghi sổ. Lúc này doanh nghiệp ghi tăng nguyên giá, giá trị còn lại và giá trị hao mòn, hạch toán:
    • Nợ TK 211: Tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình.
    • Nợ TK 213: Tăng nguyên giá TSCĐ vô hình.
    • Nợ TK 217: Tăng nguyên giá BĐS đầu tư.
    • Có TK 2141: Tăng giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình.
    • Có TK 2143: Tăng giá trị hao mòn TSCĐ vô hình.
    • Có TK 2147: Tăng giá trị hao mòn BĐS đầu tư.
    • Có TK 412: Số chênh lệch tăng giá trị còn lại của tài sản.
  • Trường hợp 2: Giá trị đánh giá lại thấp hơn giá trị ghi sổ. Lúc này doanh nghiệp ghi tăng nguyên giá, giá trị còn lại và giá trị hao mòn, hạch toán:
    • Nợ TK 412: Số chênh lệch giảm giá trị còn lại.
    • Nợ TK 2141: Giảm giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình.
    • Nợ TK 2143: Giảm giá trị hao mòn TSCĐ vô hình.
    • Nợ TK 2147: Giảm giá trị hao mòn BĐS đầu tư.
    • Có TK 211: Giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình.
    • Có TK 213: Giảm nguyên giá TSCĐ vô hình.
    • Có TK 217: Giảm nguyên giá BĐS đầu tư.

Hạch toán chênh lệch Tài sản cố định và Bất động sản đầu tư

Hạch toán xử lý chênh lệch đánh giá lại vào cuối năm

Căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền, kế toán xử lý số dư trên tài khoản 412 vào cuối năm tài chính như sau:

  • Trường hợp 1: Tài khoản 412 có số dư bên Có. Khi có quyết định bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu, hạch toán:
    • Nợ TK 412: Trị giá chênh lệch đánh giá lại tài sản.
    • Có TK 411: Tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu.
  • Trường hợp 2: Tài khoản 412 có số dư bên Nợ. Khi có quyết định ghi giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu, hạch toán:
    • Nợ TK 411: Giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu.
    • Có TK 412: Trị giá chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản. Cùng với đó là cách hạch toán chi tiết các khoản này theo từng trường hợp. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo