Khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ về thuế phí và khoản chi phí khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Trong đó, bao gồm 6 loại phí quan trọng, bắt buộc cần thực hiện. Để biết chi phí thành lập doanh nghiệp gồm những loại nào, hãy theo dõi hết nội dung bài viết này của Kế toán ATS.
Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?
Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp
Căn cứ Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:
Lệ phí bao gồm: cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Lệ phí là : 50.000 đồng/ lần.
Lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và khoản 3 Điều 35 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp thành công và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố là 100.000 đồng/lần vào thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Vậy tổng thể phí chủ doanh nghiệp cần đóng là 150.000 đồng.
5 Loại chi phí thành lập doanh nghiệp quan trọng khác
Đăng ký thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên để khởi dựng một mô hình kinh doanh. Cùng với đó, chủ doanh nghiệp cũng cần thực hiện các công việc liên quan và chi trả một số chi phí thành lập doanh nghiệp khác để có đầy đủ cơ sở pháp lý theo đúng quy định pháp luật.
Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp
Con dấu là đại diện pháp lý của doanh nghiệp, không trùng lặp, dùng để phân biệt giữa các doanh nghiệp. Hiện chi phí khắc con dấu tròn có mức giá dao động từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng, tuỳ thuộc vào đơn vị cung cấp và loại con dấu doanh nghiệp yêu cầu.
Đối với con dấu chức danh, mức giá sẽ thấp hơn, giao động từ 80.000 đồng – 150.000 đồng.
* Lưu ý: Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục, thông báo mẫu dấu doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia trước khi sử dụng con dấu đó trên các văn bản, hợp đồng, giao dịch.
Chi phí mua chữ ký số doanh nghiệp
Chữ ký số doanh nghiệp doanh nghiệp được mã hoá, sử dụng thay cho chữ ký tay và con dấu, sử dụng trên các giấy tờ online.
Chữ ký số sẽ được gia hạn theo năm:
- Sử dụng 1 năm chữ ký số, giá dao động khoảng 1.600.000 đồng.
- Sử dụng 3 năm chữ ký số, giá dao động khoảng 2.700.000 đồng.
Chi phí mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp
Miễn phí mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp, nhưng bắt buộc phải ký quỹ duy trì 1.000.000 đồng. Nếu sau này doanh nghiệp đóng cửa, ngân hàng sẽ hoàn lại khoản phí này.
Chi phí mua hoá đơn điện tử, phát hành hoá đơn
Tùy theo số lượng hoá đơn đăng ký, chi phí mua hoá đơn điện tử, phát hành hoá đơn, doanh nghiệp sẽ phải chi trả từ 935.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, từ ngày 01 tháng 07 năm 2022, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khi xuất hóa đơn cho khách hàng.
Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài của doanh nghiệp căn cứ vào vốn điều lệ của doanh nghiệp, được chia thành 2 mức:
Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức lệ phí môn bài là 3.000.000 đồng/ năm.
Vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ thì mức lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/ năm.
* Lưu ý: Theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định Số 136/2016/NĐ-CP, Doanh nghiệp được thành lập năm 2021 được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập.
Xem thêm:
Lời kết
Trên đây là thông tin về 6 loại chi phí thành lập doanh nghiệp, mà các chủ doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để hoạt động kinh doanh. Cần tư vấn thêm về quy trình và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, liên hệ ngay Kế toán ATS để được hỗ trợ.
Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS