5/5 - (1 bình chọn)

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia. Các tổ chức, doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh, đầu tư tạo ra lợi nhuận đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định. Vậy khi nào cần thực hiện nộp thuế TNDN, chi tiết hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu ngay sau đây.

Đối tượng nộp thuế TNDN – Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo Điều 2 Thông tư 78/2014/TT-BTC về hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP, quy định về đối tượng nộp thuế TNDN như sau:

Doanh nghiệp

(a)Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.

Đơn vị

(b)Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực.

Tổ chức

(c)Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

Doanh nghiệp thành lập theo quy định nước ngoài

(d)Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:

– Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;

– Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

– Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;

– Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

– Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.

Tổ chức khác

(e)Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, có thu nhập chịu thuế.

Chi tiết về hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu trong phần tiếp theo.

 

Chi tiết hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp chuẩn xác và nhanh chóng

Công thức tính 

Theo Điều 11 Văn bản hợp nhất (số 14/VBHN-VPQH) quy định phương pháp tính thuế TNDN như sau:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật này.

Số thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Cách tính thuế

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp gồm 2 bước chính như sau:

Bước 1: Tính thu nhập tính thuế 

Thu nhập tính thuế là thu nhập trong kỳ tính thuế, có được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hàng hoá và các thu nhập khác của doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí được trừ.

Theo điều 7, Văn bản hợp nhất (số 14/VBHN-VPQH) quy định thu nhập tính thuế như sau:

  1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
  2. Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.

Thu nhập tính thuế = (Doanh thu + các khoản thu nhập khác) – (Chi phí sản xuất, kinh doanh + thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển từ năm trước)

Bước 2: Xác định thuế suất của doanh nghiệp

Để xác định thuế suất của doanh nghiệp, kế toán cần nắm 2 mức thuế suất như sau:

Thuế suất 20%: Theo Khoản 6 Điều 1 Luật thuế nhập sửa đổi năm 2013, thuế suất 20% áp dụng cho doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng, trừ một số trường hợp doanh nghiệp thuộc diện thuế suất 32 – 50%.

Thuế suất 32 – 50%: Theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, tổ chức kinh tế hoặc doanh nghiệp có hoạt động dò tìm, khai thác, chế biến khoáng sản, tài nguyên quý hiếm trên lãnh thổ Việt Nam.  

Áp dụng thuế suất 40% với các mỏ tài nguyên có diện tích từ 70% trở lên nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn được ưu đãi thuế TNDN.

Áp dụng thuế suất 50% với các mỏ đá quý, đất hiếm, bạch kim, vàng, bạc, thiếc, antimoan, wonfram.

Xem thêm: Hạch toán thuế TNDN sau quyết toán | Các trường hợp cụ thể

Trên đây là những thông tin chi tiết và chuẩn xác nhất Kế toán ATS muốn chia sẻ về thuế thu nhập doanh nghiệp, hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp chi tiết và chuẩn xác nhất. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi gì cần chúng tôi giải đáp về hướng dẫn tính thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như các nghiệp vụ kế toán nói chung, hãy liên hệ với Kế toán ATS theo thông tin dưới đây:

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo