5/5 - (1 bình chọn)

Trong thị trường đầy cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đã có kết quả kinh doanh không hiệu quả. Nếu tình hình ngày càng trầm trọng, doanh nghiệp sẽ phải đi đến việc giải thể. Tuy nhiên, để giải thể, doanh nghiệp cần phải thực hiện quy trình vô cùng phức tạp. Đồng thời doanh nghiệp phải làm những công việc khác để việc giải thể hoàn tất. Hiểu được điều này, Kế toán ATS xin được giới thiệu dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói và uy tín. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này

Tại sao phải giải thể doanh nghiệp?

Thành lập một công ty, doanh nghiệp hay một tổ chức kinh doanh là một điều vô cùng khó khăn. Hơn nữa, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty càng không phải là chuyện đơn giản. Đặc biệt trong thị trường đầy khắc nghiệt, nhiều doanh nghiệp đã làm ăn thiếu hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp bị thua lỗ, nợ xấu và phát sinh nhiều chi phí ngoài dự kiến. Dù rất không mong muốn nhưng việc phá sản là điều khó tránh khỏi. Giải thể doanh nghiệp điều cần thiết phải thực hiện khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản.

Các trường hợp phải giải thể doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp, 4 trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện giải thể (tự nguyện hoặc bắt buộc) bao gồm:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn
  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân. Quyết định của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. Quyết định của hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH. Quyết định của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Số lượng thành viên tối thiểu của công ty không đủ liên tục trong 6 tháng mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi giấy phép kinh doanh (trừ khi có quy định khác từ Luật Quản lý thuế).

Tuy nhiên để có thể hoàn thành thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Đồng thời, doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

Dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói của Kế toán ATS

Vì sao nên chọn dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Kế toán ATS

Kế toán ATS là đơn vị hàng đầu về các dịch vụ pháp lý tại Hải Phòng. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệp trong việc xử lý hồ sơ giải thể. Kế toán ATS xin cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi sử dụng dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

  • Dưới đây là một vài lý do tại sai bạn nên chọn dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói tại Kế toán ATS:
  • Dịch vụ của chúng tôi đảm bảo chất lượng cao, được tin dùng bởi nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ.
  • Đội ngũ nhân viên Kế toán ATS được đào tạo chuyên sâu với nhiều kinh nghiệm làm việc. Chúng tôi luôn lắng nghe phản hồi của khách hàng để không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ.
  • Chúng tôi mang đến dịch vụ giải thể công ty tại Hải Phòng uy tín, đúng luật với chi phí cực kỳ hợp lý. Ngoài ra, chúng tôi cam kết hỗ trợ và giải quyết mọi vấn đề phức tạp. Với Kế toán ATS, bạn sẽ luôn nhận được dịch vụ chất lượng nhất với chi phí tiết kiệm nhất.
  • Chúng tôi cam kết không phát sinh chi phí ẩn sau đó, ngược lại với nhiều đơn vị khác.

Quyền lợi khi sử dụng dịch vụ giải thể doanh nghiệp từ Kế toán ATS

Khi quyết định sử dụng dịch vụ giải thể công ty-giải thể doanh nghiệp tại Kế toán ATS, bạn sẽ trải nghiệm sự tối ưu hóa về cả chi phí và thời gian trong việc xử lý các thủ tục pháp lý phức tạp liên quan đến cả cơ quan thuế và Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Đặc biệt, khi sử dụng dịch vụ giải thể doanh nghiệp Kế toán ATS quý khách có được các quyền lợi sau:

  • Tư vấn miễn phí về quy định pháp lý trước khi thực hiện thủ tục giải thể;
  • Soạn quyết định giải thể công ty và tất cả giấy tờ liên quan;
  • Soạn chi tiết danh sách các khoản nợ, bao gồm thông tin chủ nợ, tình trạng thanh toán nợ thuế, nợ BHXH, và các nghĩa vụ tài chính khác;
  • Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Sở KH&ĐT;
  • Thực hiện thủ tục hủy con dấu tại cơ quan công an;
  • Thực hiện thủ tục khóa mã số thuế và các nghĩa vụ thuế tại cơ quan thuế;
  • Thực hiện thông báo công bố giải thể doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia;
  • Đại diện doanh nghiệp hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác với cơ quan nhà nước;
  • Bàn giao kết quả cuối cùng về giải thể công ty tận nơi.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp đầy đủ chi tiết

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty

Doanh nghiệp phải tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể.

Quyết định này phải được sự thông qua của chủ doanh nghiệp/ chủ sở hữu / Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông.

Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các thành viên về các vấn đề liên quan đến giải thể.

Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể

Sau khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải nộp thông báo (kèm quyết định, biên bản họp) đến:

  • Sở Kế hoạch và Đầu tư: làm thủ tục Công bố giải thể doanh nghiệp;
  • Cơ quan Hải quan để làm thủ tục Xác nhận nghĩa vụ hải quan;
  • Cơ quan bảo hiểm làm thủ tục chốt nghĩa vụ bảo hiểm, chốt sổ bảo hiểm;
  • Cơ quan thuế: Làm thủ tục quyết toán, chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
  • Gửi tới người lao động trong doanh nghiệp để bảo đảm quyền lợi người lao động;
  • Gửi quyết định giải thể, phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
  • Phải niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Bước 3: Xác nhận nghĩa vụ thuế tại cơ quan Hải quan

Doanh nghiệp tiến hành gửi công văn tới Tổng cục Hải quan xin xác nhận nghĩa vụ hải quan để giải thể doanh nghiệp. Trong vòng 10 -15 ngày cơ quan Hải quan ra thông báo về tình trạng hồ sơ Hải quan của doanh nghiệp.

Bước 4: Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan Thuế

Thủ tục giải thế doanh nghiệp (chấm dứt hiệu lực mã số thuế) với Cơ quan Thuế được xem là bước phức tạp nhất. Hoàn tất thủ tục đóng mã số thuế là bạn đã hoàn thành đến 90% thủ tục giải thể rồi. (Xem hướng dẫn thủ tục Thông báo giải thể doanh nghiệp gửi cơ quan thuế)

Sau khi thông báo quyết định giải thể (kèm quyết định, biên bản họp) với Cơ quan Thuế ở Bước 2, bạn sẽ nhận được thông báo và cập nhật trạng thái Mã số thuế trên hệ thống là “NNT(Người nộp thuế) ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng MST (Mã số thuế)”.

Đến đây, bạn phải làm hồ sơ quyết toán thuế và giải trình với cơ quan thuế (khi cần). Từ đó hoàn tất thủ tục đóng Mã số thuế.

Cơ quan thuế căn cứ theo hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp ra biên bản kiểm tra thuế và truyền dữ liệu sang Sở Kế hoạch đầu tư. Sau đó, doanh nghiệp tiếp thực hiện thủ tục đóng của mã số thuế. Đồng thời, tiếp tục thực hiện việc giải thể doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư.

Bước 5: Trả con dấu pháp nhân của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan Công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan Công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.

Bước 6: Nộp hồ sơ giải thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh

Đây là bước cuối cùng. Bạn chỉ cần nộp đầy đủ hồ sơ giải thể đến Cơ quan Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch Đầu tư thì được xem là đã giải thể hoàn tất.

Hồ sơ giải thể gồm:

  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
  • Quyết định giải thể;
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán. Trong đó gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về dịch vụ giải thể doanh nghiệp từ Kế toán ATS chi tiết. Cùng với đó là thủ tục giải thể doanh nghiệp đầy đủ. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo