Việc khắc dấu cho công ty đóng một vai trò không thể thiếu khi thành lập doanh nghiệp. Không chỉ mang tính cá nhân hóa cho các tài liệu và văn bản liên quan đến công ty. Mà còn đóng góp quan trọng vào việc tăng cường uy tín và thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Điều này làm cho thủ tục khắc dấu công ty mới thành lập trở nên vô cùng quan trọng. Với những chia sẻ về dịch vụ làm con dấu doanh nghiệp dưới đây. Kế toán ATS hi vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp.
Con dấu doanh nghiệp là gì?
>>> Xem thêm: Các quy định và yêu cầu về thành lập doanh nghiệp
Dịch vụ làm con dấu doanh nghiệp
Quy định khi làm con dấu doanh nghiệp?
Dựa theo Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 43. về dấu của doanh nghiệp, các quy định bao gồm:
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu. Hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Do đó, doanh nghiệp có thể hoàn toàn sử dụng con dấu mà không cần phải thực hiện thêm thủ tục nào khác.
>>> Xem thêm: Đăng ký chữ ký số
Những điều cấm khi làm con dấu doanh nghiệp?
Những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây không được sử dụng trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu:
– Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
– Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan khi sử dụng hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu.
>>> Xem thêm: Đăng ký hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp
Thủ tục làm lại con dấu doanh nghiệp khi mất con dấu, đổi mẫu con dấu
Để thay đổi con dấu hoặc trong trường hợp bị mất con dấu. Theo quy định về dấu doanh nghiệp mới nhất năm 2020, thông tin về con dấu mới không bắt buộc phải được đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nên một doanh nghiệp có thể tự làm con dấu mới hoặc đặt làm con dấu theo quy định hiện hành.
Quy định về quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp
Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật. Hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Đây là các nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020.
Như vậy, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu của mình theo nội dung ghi nhận trong Điều lệ công ty. Doanh nghiệp chỉ bị hạn chế quyền quyết định trong trường hợp pháp luật yêu cầu phải sử dụng con dấu.
Trên đây là những thông tin về Dịch vụ làm con dấu doanh nghiệp. Hy vọng bạn đã nắm bắt được nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác đáng tin cậy. Hãy liên hệ với Kế toán ATS ngay hôm nay. Để khám phá thêm về cách mà chúng tôi có thể giúp bạn đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com