Free cash flow, dòng tiền tự do là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính, doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư sử dụng nó để đo lường và tính toán. Đây là chỉ số tài chính vô cùng quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu và sử dụng hiệu quả. Để hiểu rõ free cash flow là gì, công thức tính và những nội dung liên quan. Hãy cùng theo dõi bài viết này của Kế toán ATS.
Tìm hiểu về free cash flow
Khái niệm về free cash flow
Free cash flow là gì? Đây là từ tiếng anh có nghĩa là dòng tiền tự do, được viết tắt là FCF. Đây là khoản dư ra sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất thanh toán mọi chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh như: Thuê mặt bằng, thuê nhà máy, trả lương nhân viên, thuế…
FCF là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng để định giá cổ phiếu, thể hiện sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. Dựa trên báo cáo FCF, các nhà đầu tư có thể xem xét và lựa chọn doanh nghiệp có chỉ số phù hợp để quyết định đầu tư.
Đặc điểm của free cash flow
Free cash flow có những đặc điểm như sau:
- Trong số liệu của free cash flow không bao gồm các khoản tiền thu được từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
- Chỉ số FCF tăng đồng nghĩa với thu nhập của doanh nghiệp tăng. Thực hiện bằng cách tối cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh và tối ưu hoá các chi phí, phân phối cổ tức…
- Cổ phiếu của doanh nghiệp thấp nhưng FCF tăng, thì sớm muộn gì giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó cũng tăng. Ngược lại, FCF giảm tức thu nhập của doanh nghiệp cũng giảm, cổ phiếu tại thời điểm đó có thể cao nhưng rồi cũng sẽ giảm.
- FCF thể hiện cả chi phí vốn CAPEX (Capital Expenditure).
- FCF được chi tiêu tại thời điểm thống kê, nên FCF có thể giảm do doanh nghiệp cần một khoản tiền lớn để đầu tư, khiến nhiều nhà đầu tư nhầm tưởng đây là dấu hiệu doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Nhưng thực chất đây là một khoản sinh lời, và sẽ tăng trưởng lại trong tương lai.
- Chỉ số FCF không nằm trong quy tắc kế toán được chấp nhận, nên trong báo cáo tài chính không có mục này.
Công thức tính free cash flow là gì?
Công thức tính free cash flow dựa trên sự lưu chuyển tiền thuần OCF, doanh thu bán hàng và lợi nhuận từ hoạt động ròng sau thuế NOPAT. Có 2 công thức tính được áp dụng đó là:
Công thức 1:
FCF (free cash flow) = OCF (Lưu chuyển tiền thuần) – CAPEX (Chi phí vốn)
Trong đó:
- OCF = EBIT (tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay) – Khấu hao – Thuế hoặc OCF = Tổng doanh thu – Tổng chi phí hoạt động.
- CAPEX (1 năm) = PPE hiện tại – PPE năm trước + Khấu hao tài sản
Công thức 2:
FCF = Thu nhập ròng + Khấu hao – Thay đổi vốn lưu động – Chi phí vốn
Các bước chiết khấu free cash flow
Quy trình chiết khấu free cash flow dòng tiền tự do được thực hiện như sau:
Bước 1: Dự báo dòng tiền tự do FCF
Mỗi nhóm doanh nghiệp thực có thời gian dự báo dòng tiền khác nhau:
Đối với những doanh nghiệp đã tăng trưởng và phát triển bền vững, thời gian dự báo dòng tiền FCF là 5 năm.
Đối với những doanh nghiệp mới, đang trong quá trình tăng trưởng, thời gian có thể kéo dài trên 5 năm, đến khi đạt tới mức tăng trưởng bền vững.
Đối với doanh nghiệp hoạt động theo thời hạn, thời gian dự báo dòng tiền tính luôn theo thời hạn hoạt động của doanh nghiệp.
Bước 2: Ước lượng chi phí vốn bình quân WACC
Sử dụng công thức:
WACC = Re x E/V + Rd x D/V x (1-Tc)
Trong đó:
- Re là chi phí sử dụng VCSH;
- Rd là chi phí sử dụng nợ;
- E/V: giá trị VCSH trên tổng vốn dài hạn;
- D/V: giá trị nợ vay trên tổng vốn dài hạn;
- Tc: thuế suất thuế TNDN.
Bước 3: Dự báo giá trị cuối kỳ
Bước 4: Tính toán giá trị cần thẩm định giá của doanh nghiệp
Xem thêm:
Hy vọng nội dung Kế toán ATS chia sẻ ở trên đây đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm free cash flow là gì, nắm rõ đặc điểm và công thức tính FCF. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất. Mọi thông tin liên hệ qua:
Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com