Đánh giá bài viết post

Giá vốn bán hàng là gì? Đối với những người lần đầu tiếp xúc với khái niệm này, hẳn có nhiều câu hỏi cần giải đáp. Trong bài viết dưới đây, Kế toán ATS sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái giá vốn bán hàng cũng như những thông tin liên quan vô cùng quan trọng, hỗ trợ công việc kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, dễ dàng hơn.

Khái niệm: Giá vốn bán hàng là gì?

Khái niệm cần nắm

Giá vốn bán hàng là gì? Giá vốn hàng bán có phải là chi phí không? Muốn có câu trả lời chính xác nhất, Kế toán ATS sẽ cùng bạn tìm hiểu khái niệm:

Giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold) là tất cả các loại chi phí liên quan đến quá trình sản xuất hoặc nhập sản phẩm. Mức giá này bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển hàng hóa,… 

Để xác định lợi nhuận của một doanh nghiệp, giá vốn hàng bán là một trong những yếu tố quan trọng nhất doanh nghiệp phải nắm rõ và tính toán chuẩn xác. 

Giá vốn bán hàng là gì
Giá vốn hàng bán là một trong những yếu tố quan trọng của doanh nghiệp

Giá vốn bán hàng bao gồm những gì?

Giá vốn hàng bán bao gồm những gì? Cụ thể như sau:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá của nguyên vật liệu chính, các nguyên liệu phụ, vật liệu lặt vặt, phụ tùng, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng, vật liệu bao bì, đóng gói hàng hoá… được sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

– Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, tiền công, tiền phụ cấp, các khoản bảo hiểm, các khoản trích theo lương… của người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

– Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tất cả những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nhưng doanh nghiệp không thể phân bổ vào từng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Các chi phí bao gồm::

  • Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) dùng cho quá trình sản xuất.
  • Chi phí dùng để sửa chữa hoặc bảo dưỡng TSCĐ.
  • Chi phí cho nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế dùng cho việc sửa chữa hoặc bảo dưỡng TSCĐ.
  • Các chi phí chi cho nhu cầu điện, nước, tiền điện thoại,… để phục vụ sản xuất.
  • Chi phí bảo hiểm, an toàn lao động,… cho người lao động
  • Chi phí cho quản lý và vận hành dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
  • Chi phí dùng để bán hàng hoá hoặc dịch vụ, chi phí phục vụ việc quản lý doanh nghiệp,…

Trường hợp doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán chỉ gồm chi phí mua hàng hoá sản phẩm.

Giá vốn bán hàng là gì
Công thức tính giá vốn hàng bán

Các công thức tính giá vốn bán hàng chuẩn xác?

Công thức tính giá vốn hàng bán được chia làm 3 phương pháp, phù hợp với đặc thù kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Công thức FIFO (nhập trước xuất trước)

FIFO có nghĩa là First in First out, tính giá vốn hàng bán bằng phương pháp nhập trước xuất trước. Cụ thể, giá vốn của doanh nghiệp sẽ được tính dựa vào lô hàng nhập đầu tiên cùng số lượng tương ứng, nếu thiếu sẽ lấy giá của lô tiếp theo. 

FIFO phù hợp với những mặt hàng có thời hạn sử dụng, hoặc những sản phẩm công nghệ như: điện thoại, máy tính, phụ kiện… 

Ví dụ về tính giá vốn hàng bán theo công thức này: 

Ngày 1/9/2023, công ty A đang tồn 150 sản phẩm Y với giá nhập là 50.000 đồng/sản phẩm.

Ngày 4/9, công ty nhập thêm 50 sản phẩm Y với đơn giá 60.000 đồng/sản phẩm.

Ngày 6/9, công ty xuất bán 180 sản phẩm Y.

Ngày 8/9, công ty nhập 100 sản phẩm Y với đơn giá 55.000 đồng/sản phẩm.

Nếu tính theo công thức FIFO, giá vốn bán hàng của 180 sản phẩm Y xuất kho ngày 6/9 được tính như sau:

150×50.000+30×60.000=9.300.000 đồng.

Công thức LIFO (nhập sau xuất trước)

LIFO có nghĩa là Last in First out, tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập sau xuất trước. Cụ thể, giá vốn sẽ được tính dựa trên lô hàng nhập gần đây nhất của doanh nghiệp, nếu thiếu sẽ lấy giá của lô hàng trước đó.

LIFO áp dụng với các mặt hàng thường xuyên thay đổi mẫu mã như thời trang, quần áo, giày dép,… Các mặt hàng này lỗi thời sẽ được ưu tiên xuất đi trước.

Ví dụ: 

Ngày 3/9, công ty A nhập 20 sản phẩm Y với đơn giá 100.000 đồng/sản phẩm.

Ngày 6/9, nhập thêm 25 sản phẩm Y với đơn giá 110.000 đồng/sản phẩm.

Ngày 8/9, xuất bán 30 sản phẩm Y. Công thức tính giá vốn bán hàng của 30 sản phẩm được tính như sau:

20×100.000+10×110.000=3.100.000 đồng.

Công thức tính bình quân gia quyền

Theo công thức này, giá vốn sẽ được tính trong mỗi lần nhập hàng như sau:

MAC = (A + B)/ C

Trong đó:

  • MAC: Giá vốn của sản phẩm khi doanh nghiệp nhập hàng.
  • A: Giá trị kho hiện tại trước khi nhập hàng = Số lượng tồn kho trước khi nhập * Giá vốn biển thể của sản phẩm trước nhập.
  • B: Tổng giá trị kho hàng nhập mới = (Số lượng hàng tồn kho mới * Giá nhập kho) + chi phí nhập hàng.
  • C: Tổng số lượng tồn = Số lượng hàng trong kho trước nhập + Số lượng hàng sau khi nhập mới.

Cách tính này thường phù hợp với những kho hàng với số lượng hàng hoá nhỏ, ít chủng loại, số lượng hàng hoá mỗi lần xuất – nhập không nhiều.

Giá vốn bán hàng là gì
Các phương pháp tính giá vốn hàng bán

Các phương pháp khác

Bên cạnh đó, còn có 2 phương pháp tính giá vốn là:

Phương pháp hạch toán: Doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá kế hoạch, hoặc lấy giá của kỳ trước để thống nhất trong một kỳ hạch toán. Cuối kỳ, kế toán sẽ tính toán lại giá thực tế của hàng hoá xuất – nhập trong kỳ.

Phương pháp cân đối: Dựa vào giá trị thực tế của hàng tồn kho vào cuối kỳ, dùng dữ liệu này để tính giá xuất kho.

Xem thêm:

Nội dung bài viết trên đây Kế toán ATS đã cùng bạn tìm hiểu giá vốn bán hàng là gì và những thông tin liên quan khác vô cùng quan trọng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán, liên hệ ngay với chúng tôi để được giúp đỡ. Chi tiết: 

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo