Giá vốn hàng bán là một thông số quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiện nay. Đây là thông số quan trọng trong việc quản lý số hàng hóa và lợi nhuận cho công ty. Thông qua đó, công ty có thể tránh được những lãng phí trong kinh doanh. Đồng thời, giúp cho doanh nghiệp có thể hạn chế được lỗ vốn. Vậy giá vốn hàng bán là gì ? Giá vốn hàng bán giảm nói lên điều gì với doanh nghiệp ? Hãy cùng Kế toán ATS giải đáp từng câu hỏi và tìm hiểu thêm trong bài viết này
Giá vốn hàng bán là gì ?
Giá vốn hàng bán (COGS) là tất cả những chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm đã được tiêu thụ trong một kỳ kế toán. Nó bao gồm các chi phí để đưa sản phẩm từ trạng thái nguyên liệu thô đến trạng thái thành phẩm.
Hoặc hiểu theo cách khác, giá vốn hàng bán là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Nguồn vốn này được áp dụng cho hoạt động sản xuất hàng hóa để bán ra. Nó bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công. Ngoài ra là chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển hàng hóa,…
Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo tài chính. Hơn nữa, giá vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì thế, nhà quản trị cần phải tính toán vốn hàng bán một cách chính xác. Từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp
Giá vốn hàng bán bao gồm những gì?
Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc sản xuất hoặc mua hàng hóa hoặc dịch vụ được bán trong một kỳ kinh doanh. Giá vốn hàng bán là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định lợi nhuận của một doanh nghiệp.
Cụ thể, giá vốn hàng bán bao gồm các khoản sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là giá trị của nguyên vật liệu chính, phụ, vật liệu lặt vặt, dụng cụ, phụ tùng, nhiên liệu, năng lượng, vật liệu đóng gói, bao bì,… Nó bao gồm vật liệu được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp: Là tiền lương, tiền công, phụ cấp, bảo hiểm, các khoản trích theo lương,… Khoản này áp dụng với nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình.
Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí không thể phân bổ trực tiếp cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Trong đó bao gồm:
- Chi phí khấu hao Tài sản cố định dùng cho sản xuất
- Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng Tài sản cố định dùng cho sản xuất
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng Tài sản cố định
- Chi phí điện, nước, điện thoại,… phục vụ cho sản xuất
- Chi phí bảo hiểm, an toàn lao động,…
- Chi phí quản lý sản xuất
- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…
Trong trường hợp doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán chỉ bao gồm chi phí mua hàng.
Giá vốn bán hàng giảm nói lên điều gì với doanh nghiệp ?
Tầm quan trọng của giá vốn bán hàng
Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán càng thấp thì lợi nhuận càng cao. Do đó, các doanh nghiệp cần có sự quản lý chặt chẽ về giá vốn hàng bán để đảm bảo lợi nhuận tối đa.
Cụ thể, giá vốn hàng bán quan trọng trong kinh doanh ở những điểm sau:
- Là cơ sở để tính lợi nhuận gộp: Lợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy doanh thu bán hàng trừ đi giá vốn hàng bán. Do đó, giá vốn hàng bán càng thấp thì lợi nhuận gộp càng cao.
- Là cơ sở để định giá sản phẩm: Giá vốn hàng bán là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp định giá sản phẩm. Giá vốn hàng bán càng thấp thì doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm cao hơn. Từ đó thu được lợi nhuận cao hơn.
- Là cơ sở để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh: Giá vốn hàng bán có thể được sử dụng để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp có thể so sánh giá vốn hàng bán của kỳ này với kỳ trước. Việc so sánh này giúp đánh giá hiệu quả quản lý chi phí.
Giá vốn hàng bán giảm nói lên điều gì ?
Một trong số các nguyên nhân hàng đầu của việc giá vốn hàng hóa giảm đó là chi phí đầu vào giảm. Chi phí đầu vào đó có thể là chi phí nguyên vật liệu. Giá vốn hàng bán giảm cũng có thể do các hàng mục chi phí liên quan trực tiếp với hoạt động sản xuất giảm. Ví dụ như chi phí nhân công, chi phí điện nước, chi phí nhà xưởng, … Từ đó chủ doanh nghiệp sẽ có những phương án để điều chỉnh và tối ưu từng hạng mục. Thông qua đó doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá cao mà đem lại lợi nhuận lớn
Cách quản lý giá vốn bán hàng
Để quản lý giá vốn hàng bán hiệu quả, các doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa với giá cả cạnh tranh: Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất để giảm giá vốn hàng bán. Doanh nghiệp cần tìm kiếm các nhà cung cấp uy tín, có giá cả cạnh tranh.
- Tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất lao động: Năng suất lao động cao sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhân công trực tiếp,. Từ đó giảm giá vốn hàng bán.
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất, kinh doanh: Doanh nghiệp cần tối ưu hóa quy trình sản xuất, kinh doanh để giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Từ đó giảm giá vốn hàng bán.
Tóm lại, giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có sự quản lý chặt chẽ về giá vốn hàng bán để đảm bảo lợi nhuận tối đa.
Xem thêm:
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi giá vốn hàng bán giảm nói lên điều gì. Ngoài ra là những điều cần biết cần biết và cách quản lý giá vốn hàng bán hiệu quả. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com