Đánh giá bài viết post

Giám đốc tài chính và kế toán trưởng là hai vị trí chủ chốt trong bộ máy tài chính của tổ chức, mỗi vị trí đều đảm nhận những trách nhiệm và nhiệm vụ đặc thù khác nhau. Bài viết này của Kế toán ATS sẽ phân tích những điểm khác nhau giữa giám đốc tài chính và kế toán trưởng, nhằm làm rõ vai trò và tầm quan trọng của từng vị trí trong cấu trúc tổ chức.

Giám đốc tài chính và kế toán trưởng hiểu thế nào cho đúng? 

Giám đốc tài chính (CFO) đóng vai trò rất quan trọng trong một tổ chức, chịu trách nhiệm chủ đạo về các hoạt động tài chính và kế toán. Vị trí này thường làm việc chặt chẽ với các lãnh đạo cấp cao khác để đảm bảo sự phát triển bền vững và tối ưu hóa tài chính của doanh nghiệp. CFO thường báo cáo trực tiếp cho CEO, chủ tịch hoặc COO và thường có một chỗ ngồi trong Hội đồng quản trị để đóng góp vào quyết định chiến lược của công ty.

Trong khi đó, Kế toán trưởng là một vị trí quan trọng trong quản lý tài chính của một tổ chức. Với vai trò đứng đầu bộ phận kế toán, kế toán trưởng không chỉ phụ trách việc tổ chức và điều hành các hoạt động kế toán mà còn phải tham mưu cho ban lãnh đạo cấp cao trong các quyết định liên quan đến tài chính. Trong các doanh nghiệp lớn, kế toán trưởng thường báo cáo trực tiếp cho CFO và giám sát các chuyên gia tài chính khác. 

Những điểm khác nhau của giám đốc tài chính và kế toán trưởng

Vậy giám đốc tài chính và kế toán trưởng có đặc điểm gì khác nhau? 

Vị trí 

  • Giám đốc Tài chính (CFO): Đứng đầu bộ phận tài chính và quản lý tài chính
  • Kế toán trưởng: Đứng đầu bộ phận kế toán và quản lý kế toán

 

giám đốc tài chính và kế toán trưởng

Vị trí việc làm của CFO và Kế toán trưởng

Yêu cầu về chuyên môn

  • Giám đốc Tài chính (CFO): Kiến thức sâu rộng về tài chính, đầu tư, quản lý rủi ro và chiến lược
  • Kế toán trưởng: Kiến thức chuyên sâu về kế toán, quy định kế toán và kiểm soát nội bộ

Trách nhiệm 

  • Giám đốc Tài chính (CFO) sẽ ra các quyết định chiến lược, từ đó phân tích thị trường và quản lý tài chính tổng thể.
  • Kế toán trưởng sẽ có trách nhiệm quản lý bộ máy kế toán, tối đa hóa chi phí, quản lý tín dụng và thực hiện báo cáo cáo tài chính. 

Mức lương 

Dựa trên dữ liệu từ VietnamSalary và Glassdoor, mức lương của giám đốc tài chính và kế toán trưởng tuỳ thuộc vào kinh nghiệm cũng như xu hướng phát triển của thị trường:

Mức lương của Kế toán trưởng:

  • Kinh nghiệm từ 1 đến 4 năm: trung bình 17.8 triệu VNĐ/tháng
  • Kinh nghiệm từ 5 đến 9 năm: trung bình 23 triệu VNĐ/tháng
  • Kinh nghiệm trên 10 năm: trung bình 29.4 triệu VNĐ/tháng

Mức lương của Giám đốc Tài chính (CFO):

  • Mức lương sẽ dao động từ 20 triệu VNĐ đến 40 triệu VNĐ/tháng. Trường hợp đặc biệt có thể đạt đến 112.5 triệu VNĐ/tháng
  • Tổng lương ước tính cho một CFO ở Việt Nam: 26 triệu VNĐ/tháng. Vậy mức lương trung bình có thể rơi vào 11 triệu VNĐ/tháng.

Xem thêm: Trung tâm đào tạo kế toán tại Hải Phòng uy tín – Kế toán ATS

Lộ trình thăng tiến 

Lộ trình thăng tiến cho Giám đốc Tài chính (CFO)

  • Bắt đầu từ các vị trí như kế toán trưởng hoặc nhân viên phân tích tài chính, nơi bạn có cơ hội làm quen với các quy trình tài chính và báo cáo tài chính.
  • Tiến lên vị trí trợ lý giám đốc tài chính, nơi bạn sẽ hỗ trợ giám đốc tài chính trong việc quản lý và phát triển chiến lược tài chính của tổ chức, đồng thời thực hiện các phân tích tài chính quan trọng (3-5 năm)
  • Tiếp theo, có thể thăng chức lên vị trí phó giám đốc tài chính, nơi bạn sẽ đảm nhận nhiều trách nhiệm lớn hơn trong việc điều hành và quản lý các hoạt động tài chính (5-8 năm)
  • Cuối cùng, khi đã có đủ kinh nghiệm và kỹ năng, bạn có thể được bổ nhiệm vào vị trí CFO.

giám đốc tài chính và kế toán trưởng

Lộ trình thăng tiến có sự khác nhau 

Lộ trình thăng tiến cho Kế toán trưởng:

  • Bắt đầu với vai trò nhân viên kế toán, thực hiện các công việc kế toán cơ bản như ghi chép sổ sách, lập báo cáo tài chính và hỗ trợ các nhiệm vụ khác trong bộ phận kế toán (1-3 năm)
  • Tiến lên vị trí phó phòng kế toán, nơi bạn sẽ có cơ hội thực hiện các nhiệm vụ quản lý, hỗ trợ trưởng phòng trong việc giám sát các hoạt động kế toán và đào tạo nhân viên mới (3-5 năm)
  • Khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm và kỹ năng, bạn có thể được thăng chức lên vị trí kế toán trưởng. Ở vị trí này, bạn sẽ quản lý toàn bộ bộ phận kế toán, đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính và hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc ra quyết định tài chính (5-8 năm).

Doanh nghiệp tuyển dụng 

Với Giám đốc Tài chính (CFO): Các doanh nghiệp lớn và tập đoàn đa quốc gia thường có nhu cầu tuyển dụng CFO để quản lý và thực hiện chiến lược tài chính toàn cầu. Trong những tổ chức này, quy mô hoạt động lớn và đa dạng, do đó việc phân định rõ ràng giữa các nhiệm vụ kế toán và tài chính là rất cần thiết. 

CFO không chỉ chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính mà còn quản lý các rủi ro tài chính, lập kế hoạch ngân sách và đảm bảo rằng tất cả các hoạt động tài chính đều tuân thủ các quy định pháp lý và quản lý.

Với Kế toán trưởng: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có nhu cầu cao về Kế toán trưởng, vì họ cần một người để quản lý và thực hiện các nhiệm vụ kế toán cơ bản. Trong môi trường doanh nghiệp nhỏ, vị trí Kế toán trưởng không chỉ dừng lại ở việc ghi chép và lập báo cáo tài chính, mà còn phải đảm nhận nhiều vai trò khác nhau.

Giám đốc tài chính và kế toán trưởng có mâu thuẫn với nhau về nhiệm vụ không? 

giám đốc tài chính và kế toán trưởng

Công việc của CFO và Kế toán trưởng có sự gắn bó với nhau

Câu trả lời là KHÔNG. Giám đốc tài chính và kế toán trưởng có một mối quan hệ bổ trợ chặt chẽ, giúp bộ máy tài chính – kế toán của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm đi sâu vào chi tiết của việc vận hành hệ thống kế toán, đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong các báo cáo tài chính. CFO, ngược lại sử dụng thông tin từ bộ phận kế toán để xây dựng và kiểm soát hệ thống tài chính tổng thể, đồng thời định hướng chiến lược tài chính cho doanh nghiệp.

Hai vị trí này bổ sung cho nhau, tạo điều kiện cho các quyết định đầu tư và phát triển tài chính được hoạch định dựa trên số liệu đáng tin cậy. Nhờ đó, bộ phận tài chính có thể tối ưu hóa cơ cấu đầu tư, và ngược lại, kế toán cũng có cơ sở để thực hiện tốt các chức năng của mình dựa trên những phân tích tài chính từ năm trước.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất 

Giám đốc tài chính và kế toán trưởng đều đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính của doanh nghiệp, nhưng mỗi vị trí lại mang đến những giá trị riêng biệt. Hiểu rõ sự khác biệt giữa CFO và kế toán trưởng không chỉ giúp các tổ chức tuyển dụng đúng người cho từng vị trí mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển nghề nghiệp của những người làm việc trong lĩnh vực tài chính. 

 

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo