5/5 - (1 bình chọn)

Trong một thị trường đầy sự cạnh tranh, các công ty đều cố gắng để có thể trụ được. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh không tốt, bị lỗ, mắc nợ nhiều. Nếu doanh nghiệp không có cải thiện thì việc phá sản là điều khó tránh khỏi. Trong tình thế buộc phá sản thì quyết định đi đến việc giải thể doanh nghiệp là điều cần thiết. Vậy bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm những giấy tờ gì ? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu chi tiết trong bài viết này

Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

Căn cứ quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

(1) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty. Đồng thời, doanh nghiệp không có quyết định gia hạn;

(2) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân. Theo quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

(3) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 trong thời hạn 06 tháng liên tục. Trong thời gian đó, công ty không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

(4) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoại trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác. Đồng thời, doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm những gì?

Tại Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định về hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì bộ hồ sơ sẽ bao gồm giấy tờ sau đây:

a) Thông báo về việc sẽ giải thể doanh nghiệp;

b) Báo cáo thanh lý các tài sản doanh nghiệp; danh sách các chủ nợ và số nợ đã được thanh toán, bao gồm cả thanh toán hết những khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi ra quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).

– Thành viên của Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty/chủ doanh nghiệp tư nhân, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, thành viên công ty hợp danh hay người đại diện pháp luật của doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp.

– Trường hợp hồ sơ giải thể doanh nghiệp không chính xác, giả mạo thì những người nêu trên phải liên đới để chịu trách nhiệm thanh toán cho quyền lợi của người lao động mà chưa được giải quyết, số thuế chưa được nộp, số nợ khác mà chưa thanh toán và chịu trách nhiệm của cá nhân trước pháp luật về những hệ quả sẽ phát sinh trong thời hạn 05 năm từ ngày nộp bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp lên Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho từng loại hình

Hồ sơ giải thể công ty cổ phần

– Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

– Biên bản họp và Quyết định của Đại hội cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;

– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán. Bao gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;

– Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

– Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản. Trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào.

– Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.

– Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế. Trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).

– Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định. Trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an);

– Bản gốc Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh/ Đăng kí doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2000 phải nộp thêm Giấy phép thành lập doanh nghiệp);

– Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể. Trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ. Bgồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.

– Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.

Hồ sơ giải thể công ty TNHH

Bộ hồ sơ giải thể bao gồm

– Quyết định giải thể công ty do Chủ sở hữu ký tên.

– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán. Bao gồm cả các thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.

– Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết (Nêu rõ họ tên người lao động, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, mức trợ cấp, những nghĩa vụ trong hợp đồng lao động, phương thức xử lý, thời hạn xử lý đối đối với từng lao động nếu đã giải quyết xong hoặc không sử dụng lao động cũng phải khai theo quy định).

– Thông báo về việc thực hiện Quyết định giải thể (phụ lục III-13 Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

– Bản chính Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư.

– Ba số báo liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp đăng trên báo điện tử hoặc báo viết.

Ghi chú: Báo đăng xong để nguyên tờ không cắt rời, không photo.

– Giấy xác nhận của cơ quan Công an về việc hủy con dấu;

– Giấy xác nhận về việc hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế;

– Giấy xác nhận về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác với cơ quan nhà nước;

Lưu ý:

– Doanh nghiệp nộp kèm các văn bản của Cục thuế, Tổng cục Hải quan và Bảo hiểm xã hội Thành phố xác nhận doanh nghiệp không còn nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm các loại.

– Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, thì kèm theo hồ sơ giải thể doanh nghiệp nộp kèm theo hồ sơ giải thể chi nhánh, Văn phòng đại diện

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp tư nhân

– Quyết định giải thể doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp ký tên:

– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán. Bao gồm cả các thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.

– Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết

– Giấy xác nhận về việc hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế (do cơ quan thuế xác nhận);

– Thông báo về việc thực hiện Quyết định giải thể

– Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;

– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ và tiến hành giải thể doanh nghiệp

Nơi nộp bộ hồ sơ giải thể

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giải thể thì doanh nghiệp nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi mà doanh nghiệp đang đặt trụ sở chính.

Các bước giải thể doanh nghiệp

Đối với trường hợp giải thể doanh nghiệp tự nguyện

Bước 1: Thông qua quyết định tiến hành giải thể doanh nghiệp và thực hiện tổ chức thanh lý tài sản

Bước 2: Công bố về việc giải thể doanh nghiệp;

Nghị quyết/quyết định giải thể doanh nghiệp và biên bản cuộc họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, đến cơ quan thuế và đến người lao động của doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày thông qua.

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp;

Bước 4: Gửi bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp.

Doanh nghiệp gửi bộ hồ sơ giải thể của doanh nghiệp mình cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn là 05 ngày làm việc tính từ ngày đã thanh toán hết các khoản nợ.

Đối với trường hợp giải thể doanh nghiệp bắt buộc

Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Bước 2: Doanh nghiệp triệu tập cuộc họp để quyết định giải thể

Trong thời hạn là 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nhận được quyết định thu hồi GCN đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật thì doanh nghiệp phải triệu tập cuộc họp

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp;

Bước 4: Gửi bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Trong thời hạn là 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện thanh toán hết các khoản nợ thì doanh nghiệp gửi bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin cần biết về bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho từng loại hình. Cùng với đó là nộp hồ sơ và tiến hành giải thể doanh nghiệp. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo