Định khoản kế toán là một trong những kiến thức cơ bản mà các kế toán viên cần nắm vững. Nghiệp vụ này được thực hiện thường xuyên, có thể là thực hiện hàng ngày trong bộ phận kế toán. Bởi vậy, khi thực hiện vai trò của một kế toán, bạn cần nắm vững kiến thức về định khoản và các bút toán cơ bản. Chi tiết về định khoản kế toán và cách định khoản kế toán, hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu sau đây.
Tìm hiểu về định khoản kế toán trong nghiệp vụ kế toán
Định khoản kế toán là gì?
Định khoản kế toán được thực hiện khi doanh nghiệp diễn ra các hoạt động như mua bán hàng hoá, chi lương cho nhân viên… Kế toán cần thực hiện ghi nhận thông tin và phản ánh về các nghiệp vụ, lên sổ sách kế toán. Cụ thể, kế toán cần phân tích nghiệp vụ và các định các tài khoản kế toán có liên quan, đồng thời ghi nhận nghiệp vụ thông qua nguyên tắc ghi Nợ và ghi Có. Khi kế toán thực hiện hoạt động này, đây gọi là định khoản kế toán.
Các loại định khoản kế toán
Trong định khoản kế toán, được chia làm 2 loại dựa trên mức độ đơn giản hay phức tạp của nghiệp vụ này. Cụ thể:
- Định khoản kế toán đơn giản: Chỉ có 02 tài khoản liên quan đến nghiệp vụ kế toán phát sinh
- Định khoản kế toán phức tạp: Có từ 03 hoặc 03 tài khoản trở lên liên quan đến nghiệp vụ kế toán phát sinh.
Cả 2 loại định khoản này đều rất phổ biến và được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp hiện nay.
Các nguyên tắc trong định khoản kế toán
Đối với định khoản kế toán, kế toán cần thực hiện theo đúng các nguyên tắc trong nghiệp vụ này, một số nguyên tắc cơ bản cần chú ý:
– Kế toán cần xác định tài khoản kế toán ghi Nợ trước, ghi Có sau.
– Trong cùng 1 định khoản kế toán, kế toán cần tính toán sao cho tổng số tiền ghi vào bên Nợ phải bằng với số tiền ghi vào bên Có của tài khoản.
– Đối với định khoản đơn, chỉ liên quan tới 02 tài khoản kế toán. Một tài khoản ghi Nợ đối ứng 1 tài khoản ghi Có.
– Các trường hợp định khoản phức tạp sẽ bao gồm 03 tài khoản trở lên, bao gồm:
- Một tài khoản ghi Có/ Nợ đối ứng với nhiều tài khoản ghi Nợ/ Có.
- Nhiều tài khoản ghi Nợ đối ứng nhiều tài khoản ghi Có.
– Nếu một định khoản kế toán quá phức tạp, kế toán có thể thực hiện tách nhiều định khoản đơn lẻ. Tuy nhiên, kế toán không được gộp nhiều định khoản lẻ thành một định khoản phức tạp.
Hướng dẫn cách định khoản kế toán
Các nghiệp vụ kế toán rất đa dạng, mỗi nghiệp vụ đều cần được ghi nhận bằng cách định khoản kế toán. Để thực hiện bút toán định khoản kế toán chuẩn xác, kế toán cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định chính xác đối tượng kế toán cần thực hiện
Kế toán cần xác định các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan tới đối tượng kế toán nào. Bởi mỗi trường hợp cần thực hiện bút toán theo cách khác nhau. Định khoản kế toán được chia làm 6 loại, liên quan tới các nghiệp vụ:
- Nghiệp vụ kế toán mua hàng
- Nghiệp vụ kế toán bán hàng
- Nghiệp vụ kế toán tài sản cố định
- Nghiệp vụ lương, các khoản trích theo lương
- Các nghiệp vụ khác liên quan tới: tiền, công cụ dụng cụ
- Bút toán kết chuyển cuối kỳ
Kế toán cần xác định đúng đối tượng kế toán để thực hiện bút toán chính xác.
Bước 2: Xác định tài khoản kế toán liên quan tới đối tượng kế toán trên
- Kế toán xác định chính xác chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng.
- Cần xác định chính xác loại tài khoản dùng cho đối tượng kế toán trên.
Bước 3: Xác định hướng tăng và giảm của các tài khoản kế toán
Xác định đây là loại tài khoản nào, thực hiện định khoản kế toán đơn giản hay phức tạp.
Xác định xu hướng biến động của các tài khoản này đang tăng hay đang giảm.
Bước 4: Thực hiện định khoản kế toán
Tương ứng với mỗi đối tượng kế toán, kế toán xác định tài khoản nào ghi Có, tài khoản nào ghi Nợ và số tiền tương ứng.
Xem thêm:
Nội dung trên đây Kế toán ATS đã chia sẻ với bạn những thông tin cơ bản về cách định khoản kế toán. Nếu còn điều gì chưa nắm rõ, hoặc chưa hiểu biết sâu về các nghiệp vụ kế toán liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và tham gia các chương trình đào tạo kế toán chuyên nghiệp.
Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com