5/5 - (1 bình chọn)

Hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng các chương trình khuyến mại, tặng quà để khuyến khích khách mua hàng. Tuy nhiên, việc hạch toán hàng khuyến mại không thu tiền lại trở thành vấn đề nhiều kế toán tìm kiếm cách thực hiện. Vậy hạch toán như nào cho đúng, hãy cùng Kế toán ATS theo dõi bài viết dưới đây, tìm hiểu về cách hạch toán hàng khuyến mại theo thông tư 200.

Các chính sách và nguyên tắc hạch toán hàng khuyến mại không thu tiền

Các chính sách dành cho hàng khuyến mại

  • Luật Thương mại quy định hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại phải thực hiện theo quy định của Pháp luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đăng ý với Sở công thương về những hàng hóa dùng cho mục đích khuyến mại.
  • Khoản 5 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định hàng hóa, dịch vụ sử dụng để làm hàng khuyến mại đã đăng ký với Sở công thương thì giá tính thuế = 0, tức là không cần nộp thuế GTGT đối với hàng hóa này. Trường hợp hàng khuyến mại không đăng ký với Sở công thương thì doanh nghiệp phải thực hiện kê khai, tính nộp thuế như hàng biếu tặng.
  • Khoản 3 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tại Điểm b,c Khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định các doanh nghiệp phải lập hóa đơn bán hàng cho cả Hàng hóa, dịch vụ khuyến mại hay cho, biếu, tặng.
  • Khoản 4 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 đã bãi bỏ Điểm m Khoản 2 Điều 9 Luật số: 14/2008/QH12 sửa đổi bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Luật số: 32/2013/QH13 nên kể từ năm 2015 thì chi phí khuyến mại sẽ không còn bị khống chế mức 15% nữa.

Nguyên tắc cần thực hiện khi hạch toán hàng khuyến mại, quảng cáo

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 23 Thông tư 200:

  • Trường hợp xuất hàng tồn kho để làm hàng khuyến mại, quảng cáo và không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác thì kế toán ghi nhận trị giá hàng tồn kho vào chi phí bán hàng (chi phí hàng khuyến mại, quảng cáo).
  • Trường hợp xuất hàng tồn kho để làm hàng khuyến mại, quảng cáo và có kèm điều kiện khác thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn (do bản chất là giảm giá hàng bán).

Cách hạch toán hàng khuyến mại không thu tiền chi tiết hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu trong phần tiếp theo.

Hướng dẫn hạch toán hàng khuyến mại không thu tiền đầy đủ và chi tiết nhất

Hạch toán bên bán

Thông tin hạch toán hàng khuyến mại không thu tiền dưới đây theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, nếu doanh nghiệp áp dụng hạch toán theo Thông tư 133 thì thay chi phí bán hàng TK 641 thành TK 6421.

Hạch toán hàng khuyến mại đăng ký tại Sở Công thương

Trường hợp 1: Hàng hoá khuyến mại không thu tiền và không đi kèm theo điều kiện:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

  • Có TK 155, 156

Trường hợp 2: Hàng hóa khuyến mại có đi kèm theo điều kiện:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

  • Có TK 155, 156

Sau khi đã ghi nhận giá trị giá trị hàng khuyến mại và giá vốn bán hàng, kế toán thực hiện bút toán phân bổ doanh thu cho hàng khuyến mại và hàng bán.

Hạch toán hàng khuyến mại không đăng ký tại Sở Công thương

Khi này, doanh nghiệp phải tính thuế GTGT đầu ra như khi bán hàng hoá, dịch vụ thông thường, tính trực tiếp vào chi phí bán hàng hoặc giá vốn hàng bán.

Trường hợp 1: Hàng hoá khuyến mại không thu tiền và không đi kèm theo điều kiện:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

  • Có TK 155, 156
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Trường hợp 2: Hàng hóa khuyến mại có đi kèm theo điều kiện:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

  • Có TK 155, 156
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Khi đã ghi nhận giá vốn hàng bán, kế toán bút toán phân bổ doanh thu cho cả hàng khuyến mại và sản phẩm đã bán.

Hạch toán bên mua

– Khi nhận được hàng khuyến mại không kèm điều kiện:

Nợ TK 152, 153, 156… – Giá trị hàng khuyến mại theo giá hợp lý

  • Có TK 711 – Thu nhập khác

– Khi nhận được hàng khuyến mại có kèm điều kiện:

Nợ TK 152, 153, 156, 211… – giá trị hàng mua – (trừ) giá trị hàng khuyến mại

Nợ TK 152, 153, 156, 211… – giá trị hàng khuyến mại tính theo giá hợp lý

  • Có TK 111, 112, 131

– Cách xác định giá trị hàng khuyến mại, hàng tặng thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 5357/TCT-CS như sau:

  • Trường hợp hàng mua và hàng khuyến mại giống hệt nhau (chính sách mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1..): đơn giá của 01 đơn vị hàng hóa (bao gồm cả hàng khuyến mại) được xác định là tổng số tiền phải trả hoặc đã trả để mua hàng hóa chia cho số lượng hàng nhận về.
  • Trường hợp hàng mua và hàng khuyến mại không giống nhau (chính sách tặng kèm sản phẩm, phụ tùng thay thế…): giá trị được xác định căn cứ vào giá trị niêm yết của hàng khuyến mãi mà bên bán công bố hoặc giá trị thị trường của hàng hóa giống hệt.

Đại lý, nhà phân phối khuyến mại cho khách

Nếu đại lý hoặc nhà phân phối được nhận hàng hóa từ phía nhà sản xuất để phân phối hàng khuyến mại cho khách cần thực hiện các công việc như sau:

Khi nhận hàng khuyến mại: Theo dõi số lượng hàng khuyến mại.

Khi kết thúc khuyến mại, nếu vẫn còn hàng khuyến mại mà không phải hoàn trả, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa

  • Có TK 711 – Thu nhập khác.

Xem thêm: Dịch vụ thuê ngoài nhân sự và những chứng từ quan trọng

Trên đây là những thông tin chi tiết về hạch toán hàng khuyến mại không thu tiền, nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan tới nghiệp vụ kế toán hãy liên hệ với Kế toán ATS để được hỗ trợ. Cùng với đó, Kế toán ATS hiện là đơn chuyên cung cấp các dịch vụ kế toán chuyên nghiệp, liên hệ ngay:

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo