5/5 - (1 bình chọn)

Phân tích báo cáo tài chính được các bên liên quan bên trong và bên ngoài sử dụng hiện nay. Công việc này dùng để đánh giá hiệu quả và giá trị kinh doanh của một doanh nghiệp. Vì thế, kỹ năng phân tích báo cáo tài chính quan trọng trong tất cả các ngành hiện nay. Với ngành cần sự cẩn thận cao như xây dựng, việc phân tích báo cáo tài chình cần được thực hiện chỉnh chu. Vậy phân tích báo cáo tài chính tài chính là gì. Các bước phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp xây dựng gồm những gì ? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Phân tích báo cáo tài chính là gì ?

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình đánh giá, định lượng. Đồng thời đưa ra nhận định về hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. Tất cả dựa trên thông tin có sẵn trong báo cáo tài chính của nó. Báo cáo tài chính gồm ba phần chính là báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tài sản và nguồn vốn. Phân tích báo cáo tài chính cung cấp cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó có những quyết định phù hợp cho hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình đánh giá, định lượng và đưa ra nhận định về hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp dựa trên thông tin có sẵn trong báo cáo tài chính của nó

Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp xây dựng

Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng giúp các đối tượng sử dụng, bao gồm:

  • Nhà đầu tư: Phân tích báo cáo tài chính giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời, rủi ro của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra quyết định đầu tư thông minh cho doanh nghiệp
  • Ngân hàng, tổ chức tín dụng: Đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra quyết định cho vay phù hợp.
  • Nhà quản trị doanh nghiệp: Giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả.

Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính

Cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng

Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng. Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính giúp các đối tượng sử dụng hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý.

Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp xây dựng giúp đánh giá các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể như khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng quản trị tài chính,… Dựa vào những thông tin này, có thể đưa ra những nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, giúp biết được doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không. Ngoài ra là có tiềm năng phát triển hay không,…

Đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh

Quá trình phân tích báo cáo tài chính giúp các đối tượng sử dụng có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Cụ thể như quyết định đầu tư, quyết định cho vay, quyết định kinh doanh,… Bên cạnh đó, phân tích báo cáo tài chính cũng là cơ sở để dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp xây dựng gồm những gì ?

Phân tích khả năng thanh toán

Doanh nghiệp cần phải duy trì được một lượng vốn luân chuyển hợp lý. Từ đó kịp thời đáp ứng những khoản nợ ngắn hạn. Lưu ý rằng doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đáp ứng tốt các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.

Chúng ta sử dụng các hệ số thanh toán nhằm đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp dưới góc nhìn của nhà đầu tư - Tạp chí Tài chính

Phân tích hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành thể hiện khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền. Việc này dùng để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

– Thông thường, hệ số này thấp (đặc biệt là khi < 1). Điều này cho thấy doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ. Đây là dấu hiệu xảy ra rủi ro về thanh toán mà doanh nghiệp có thể gặp.

– Hệ số này cao: cho thấy doanh nghiệp có khả năng chi trả cho những khoản nợ đến hạn.

Tuy vậy, trong một số trường hợp, hệ số này quá cao cũng chưa hẳn đã tốt. Bởi vì doanh nghiệp đang sử dụng chưa hiệu quả tài sản của mình.

Theo đó, muốn đánh giá chính xác hơn, chúng ta cần xem xét thêm điều kiện kinh doanh. Cùng với đó là thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.

Phân tích hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Nợ phải trả của doanh nghiệp sẽ bao gồm 2 phần. Đó là nợ vay và các khoản phải trả (cho nhà cung cấp, người lao động,…). Trong đó, nếu sử dụng nợ vay thì doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng – lãi vay. Bởi vậy, chúng ta cần đánh giá xem liệu có xảy ra rủi ro nào trong việc thanh toán lãi vay của doanh nghiệp hay không?

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) / Lãi vay phải trả

Doanh nghiệp khó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn nếu xảy ra 2 trường hợp sau

  • Doanh nghiệp vay nhiều khoản nợ, nhưng kinh doanh kém hiệu quả.
  • Mức sinh lời của đồng vốn thấp (hoặc thua lỗ).

Phân tích hệ số vòng quay các khoản phải thu

Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp, từ người lao động. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp cũng sẽ bị khách hàng chiếm dụng vốn. Từ đó hình thành nên các khoản doanh nghiệp phải thu.

Trường hợp doanh nghiệp liên tục cho khách hàng mua chịu mà không thu tiền, không sớm thì muộn, doanh nghiệp sẽ không có đủ tiền để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Để có thể đánh giá tốc độ thu hồi công nợ (các khoản phải thu) của doanh nghiệp, chúng ta sử dụng hệ số vòng quay các khoản phải thu theo công thức sau:

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu bán hàng / Các khoản phải thu bình quân

Và chúng ta lấy 360 ngày (1 năm) chia cho vòng quay các khoản phải thu như sau:

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) = 360 / Vòng quay các khoản phải thu

Lưu ý: Hệ số này sẽ phụ thuộc vào chính sách bán chịu (bán thiếu). Cùng với đó là chính sách thanh toán của doanh nghiệp.

Phân tích đòn bẩy tài chính trong báo cáo

Chúng ta sẽ sử dụng Hệ số nợ được tính theo công thức sau:

Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn

Hệ số này giúp cho chúng ta thấy được tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Vậy hệ số nợ của doanh nghiệp bao nhiêu là hợp lý?

Thực tế, chúng ta khó đánh giá được tỷ lệ nợ thế nào là hợp lý đối với doanh nghiệp. Bởi vì, tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể như hình thức doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp hay mục đích vay,…

Tuy nhiên, thông thường, hệ số nợ thấp thể hiện doanh nghiệp có mức độ an toàn cao. Đồng thời, doanh nghiệp có rủi ro tài chính thấp. Ngược lại, doanh nghiệp có hệ số nợ cao sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Đòn bẩy tài chính là gì? - Đầu Tư Từ Đâu

Phân tích khả năng sinh lời

Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Do đó lợi nhuận sẽ là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất và kinh doanh. Thông qua phân tích khả năng sinh lời, chúng ta sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Các phương pháp phân tích khả năng sinh lợi trong doanh nghiệp

Phân tích tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần

Chỉ số này cho chúng ta thấy: việc 1 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này giúp phản ánh hiệu quả trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nào có tỷ lệ ROS ổn định và cao hơn đối thủ là các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn. Đồng thời có hiệu quả quản trị chi phí tốt. Thậm chí đây còn là các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh đó.

Tỷ suất lợi nhuận này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của ngành kinh doanh. Cùng với đó là chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.

Phân tích tỷ suất lợi nhuận gộp (hay Biên lợi nhuận gộp)

Tỷ suất này giúp cho doanh nghiệp thấy rằng: từ 1 đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp?

Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

Chỉ số này giúp chúng ta phản ánh được hiệu quả của việc quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Cùng với đó là khả năng tạo ra lợi nhuận. Đồng thời là khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có thể duy trì một biên lợi nhuận gộp cao, ổn định qua nhiều năm thường là một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh tốt. Từ đó sản xuất sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể là: sản phẩm độc quyền, thương hiệu, chi phí thấp,… . Ngoài ra, đó cũng có thể doanh nghiệp đang tăng trưởng tốt ở một thị trường tiềm năng. Tuy nhiên lại chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh.

Phân tích tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân

Hệ số này phản ánh: 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế? Hay hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp ra sao? Thông thường, ROA càng cao càng tốt.

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng thì ROA là chỉ tiêu vô cùng quan trọng. Vì các doanh nghiệp này sử dụng tài sản dài hạn là máy móc, thiết bị,… để nâng cao tỷ suất lợi nhuận. ROA cao cho thấy việc doanh nghiệp quản lý hiệu quả các chi phí khấu hao, chi phí đầu vào.

Phân tích tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

Các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến chỉ số này.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân

Hệ số này thể hiện: mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi 1 đồng vốn chủ bỏ ra trong kỳ. ROE càng cao càng thể hiện hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu.

Chỉ số này giúp chúng ta phản ánh tổng hợp các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính. Ngoài ra là trình độ quản trị chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp.

Dựa và ROE, chúng ta cũng có thể đánh giá liệu doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hay không?

Các doanh nghiệp có ROE cao (thường > 20%) và ổn định trong nhiều năm (kể cả khi thị trường rơi vào khó khăn) là các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Tuy nhiên, ROE quá cao cũng không phải là điều tốt. Bởi vì có thể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có gì thay đổi. Tuy nhiên doanh nghiệp lại đang mua lại cổ phiếu quỹ hoặc doanh nghiệp này đang tách ra từ công ty mẹ khiến cho vốn cổ phần giảm, cho nên khiến ROE tăng.

Phân tích dòng tiền

Mục đích của công tác phân tích dòng tiền là đánh giá năng lực tài chính. Đồng thời chất lượng dòng tiền của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích dòng tiền đơn giản ( LongLexus - 093.29.29.688 ) – Thời báo tài chính

Phân tích dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần

Tỷ lệ này giúp cho chúng ta biết doanh nghiệp nhận được bao nhiêu đồng trên 1 đồng doanh thu thuần. Mặc dù không có một con số cụ thể để tham chiếu, tuy nhiên rõ ràng là tỷ lệ này càng cao thì càng tốt. Và chúng ta cũng nên so sánh với dữ liệu quá khứ để phát hiện ra các sai sót khác.

Phân tích tỷ suất dòng tiền tự do

Tỷ suất này giúp chúng ta phản ánh được chất lượng dòng tiền của doanh nghiệp. Dòng tiền tự do phản ánh số tiền sẵn có nhằm sử dụng cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Tỷ suất dòng tiền tự do = Dòng tiền tự do / Lưu chuyển tiền thuần từ hợp đồng kinh doanh

Trong đó:

Dòng tiền tự do (Free Cashflow) = Lưu chuyển tiền thuần từ hợp đồng kinh doanh – Dòng tiền đầu tư cho tài sản cố định

Doanh nghiệp phải trừ đi Dòng tiền cho hoạt động đầu tư tài sản cố định, bởi vì dòng tiền đầu tư tài sản cố định được xem như là để duy trì lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp

Như vậy, dòng tiền tự do càng lớn, chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp càng tích cực.

Phân tích xu hướng của dòng tiền

Mục đích của việc phân tích xu hướng của dòng tiền là để loại bỏ sự biến động về dòng tiền tại một thời điểm cụ thể. Ngoài ra, việc quan sát dòng tiền trong một giai đoạn dài sẽ giúp chúng ta xác định được doanh nghiệp đang trong giai đoạn nào của chu kỳ kinh doanh. Đây chính là yếu tố quan trọng để chúng ta đưa ra quyết định về việc có nên tài trợ vốn cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại hay không?

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp xây dựng. Cùng với đó là những lợi ích khi phân tích báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo