Trong hoạt động của các công đoàn cơ sở, việc thu và chi kinh phí không chỉ là nhiệm vụ bắt buộc mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển các phong trào, hoạt động vì quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, để thực hiện đúng quy định và tối ưu hóa nguồn lực tài chính, công tác này đòi hỏi sự chính xác và minh bạch cao. Trong bài viết này, Kế Toán ATS sẽ hướng dẫn thu chi kinh phí công đoàn cơ sở chi tiết từ A-Z. Hãy cùng theo dõi để cập nhật những thông tin hữu ích nhất!
Kinh phí công đoàn là gì?
Kinh phí công đoàn là nguồn tài chính được sử dụng để đảm bảo hoạt động của tổ chức công đoàn ở các cấp, từ trung ương đến cơ sở. Đây là khoản tài trợ được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp từ chính nguồn ngân sách của đơn vị mình. Theo quy định, kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động, bất kể người lao động có phải là đoàn viên công đoàn hay không.
Mục tiêu sử dụng cũng là một nội dung quan trọng trong hướng dẫn thu chi kinh phí công đoàn cơ sở. Kinh phí công đoàn cơ sở được sử dụng cho những mục đích sau:
- Bảo vệ quyền lợi người lao động: Hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn, bệnh tật, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
- Tổ chức hoạt động công đoàn: Tài trợ các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công đoàn. Tổ chức các phong trào thi đua, văn hóa, thể thao, du lịch nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động.
- Vận hành công đoàn: Đây là khoản phí đảm bảo các chi phí quản lý, tổ chức bộ máy công đoàn từ trung ương đến cơ sở.
Đối tượng nào phải đóng chi kinh phí công đoàn cơ sở?
Kinh phí công đoàn là nguồn tài chính quan trọng để duy trì và phát triển các hoạt động công đoàn tại cơ sở, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Theo Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP và khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn, các đối tượng bắt buộc phải đóng kinh phí công đoàn bao gồm:
- Cơ quan nhà nước: Bao gồm các cơ quan từ trung ương đến địa phương, chẳng hạn như: UBND xã, phường, thị trấn, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị và xã hội: Các tổ chức mang tính chính trị và xã hội cũng thuộc diện phải đóng kinh phí công đoàn.
- Đơn vị sự nghiệp: Kinh phí công đoàn áp dụng cho cả đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Doanh nghiệp: Tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, không phân biệt loại hình kinh doanh hay vốn đầu tư. Trong đó bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã: Các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã đều phải đóng kinh phí công đoàn.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài và quốc tế: Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam cũng thuộc diện điều chỉnh. Trong đó bao gồm văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam, các cơ quan, tổ chức nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam.
- Các tổ chức khác sử dụng lao động: Bất kỳ tổ chức nào có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động đều phải đóng kinh phí công đoàn.
Hướng dẫn thu chi kinh phí công đoàn cơ sở A-Z
Kinh phí công đoàn là nguồn tài chính quan trọng giúp tổ chức công đoàn thực hiện các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Dưới đây là hướng dẫn thu chi kinh phí công đoàn cơ sở, cùng các lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp cần biết.
Mức đóng kinh phí công đoàn cơ sở
Theo quy định, mức đóng kinh phí công đoàn được tính như sau:
Kinh phí công đoàn = 2% x Quỹ tiền lương đóng BHXH
Ví dụ minh họa: Một doanh nghiệp có tổng quỹ tiền lương đóng BHXH là 500.000.000 đồng/tháng. Kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp phải nộp hàng tháng sẽ là: 2% x 500.000.000 = 10.000.000 đồng
Lưu ý, để hiểu rõ hướng dẫn thu chi kinh phí công đoàn cơ sở, bạn phải nắm bắt quỹ tương lương là gì. Quỹ tiền lương được sử dụng làm căn cứ đóng kinh phí công đoàn là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định của pháp luật về BHXH. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ những lao động thuộc diện đóng BHXH mới được tính vào quỹ tiền lương khi xác định mức đóng kinh phí công đoàn.
Theo quy định pháp luật, các doanh nghiệp thuộc diện phải đóng kinh phí công đoàn nhưng không thực hiện nghĩa vụ này sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt dao động từ 12% – 20% tổng số tiền kinh phí công đoàn phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính và mức phạt tối đa không vượt qua 75 triệu đồng.
Hướng dẫn thu kinh phí công đoàn cơ sở
Việc đóng kinh phí công đoàn là một nghĩa vụ quan trọng của các tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi và hoạt động của công đoàn cơ sở. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thức đóng kinh phí công đoàn:
- Tần suất nộp kinh phí công đoàn: Đối với các đơn vị được ngân sách nhà nước đảm bảo, thực hiện đóng kinh phí công đoàn 1 lần/tháng. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, có thể lựa chọn đóng kinh phí theo tháng hoặc theo quý.
- Thời gian nộp kinh phí công đoàn: Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nộp kinh phí công đoàn cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc cho người lao động. Thời gian cụ thể sẽ được đăng ký và thống nhất với tổ chức công đoàn quản lý trực tiếp.
- Phương thức nộp kinh phí công đoàn: Tùy thuộc vào điều kiện của từng tổ chức, kinh phí công đoàn có thể được nộp theo một trong hai hình thức chuyển khoản (vào tài khoản Liên đoàn Lao động tỉnh) hoặc tại cơ quan quản lý thu kinh phí công đoàn.
Hướng dẫn chi kinh phí công đoàn cơ sở
Việc quản lý và chi kinh phí công đoàn cơ sở cần được thực hiện theo các nguyên tắc rõ ràng, đảm bảo tính hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Dưới đây là hướng dẫn thu chi kinh phí công đoàn cơ sở chi tiết:
- Mức trích nộp và tỷ lệ giữ kinh phí công đoàn: Công đoàn cơ sở được sử dụng 70% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 75% tổng số thu kinh phí công đoàn. Phần đoàn phí công đoàn thu tăng thêm so với quy định cùng các nguồn thu khác được giữ lại 100% cho công đoàn cơ sở sử dụng.
- Nội dung chi kinh phí công đoàn: Bao gồm các chương trình, sự kiện văn hóa, thể thao, thi đua nhằm gắn kết đoàn viên và tạo động lực cho phong trào công đoàn. Ngoài ra dùng để chăm lo đời sống đoàn viên, hỗ trợ người có cuộc sống khó khăn. Kinh phí này cũng được dùng để phục vụ hoạt động hành chính, đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra giám sát.
- Quy trình chi kinh phí công đoàn: Đầu tiên là phải có kế hoạch chi tiết dựa trên nguồn kinh phí thực có, nhu cầu hoạt động của công đoàn cơ sở, và mục tiêu đã đề ra. Các khoản chi phải được ban chấp hành công đoàn thông qua và phê duyệt để đảm bảo tính hợp lý và đúng quy định. Sau đó, triển khai chi kinh phí theo kế hoạch đã được duyệt, đồng thời đảm bảo giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Tất cả các khoản chi phải được ghi chép, hạch toán đầy đủ và chính xác. Sau đó, lập báo cáo quyết toán công khai định kỳ.
Xem thêm:
Trên đây, Kế Toán ATS đã hướng dẫn thu chi kinh phí công đoàn cơ sở một cách chi tiết nhất. Quản lý chi kinh phí công đoàn cơ sở hiệu quả không chỉ đảm bảo các hoạt động diễn ra thuận lợi mà còn góp phần xây dựng niềm tin của đoàn viên vào tổ chức công đoàn. Thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn trên sẽ giúp công đoàn cơ sở phát huy tốt vai trò hỗ trợ và đồng hành cùng đoàn viên.