5/5 - (1 bình chọn)

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một trong những khoản chi phí của doanh nghiệp cấu thành nên giá thành sản phẩm, thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí, nhất là đối với ngành xây dựng cơ bản, sản xuất công nghiệp… Để hiểu hơn về chi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chính xác, hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu trong bài viết này.

Tìm hiểu chung về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Khái niệm về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp

Theo khoản 1 Điều 84 Thông tư 200/2014/TT-BTC, Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Direct Materials Cost) là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp để sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm những loại nào?

Chi phí nguyên vật liệu chính

Là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, là nguyên liệu chính để cấu thành lên sản phẩm bao gồm: nguyên vật liệu, vật liệu, vật liệu kết cấu, nửa thành phẩm mua ngoài… Các chi phí này được xây dựng định mức chi phí và đồng thời tiến hành quản lý theo định mức quy định.

Khi tính chi phí cho nguyên vật liệu chính vào chi phí sản xuất theo tháng/ năm/quý cần chú ý: Chỉ được tính giá của nguyên vật liệu sử dụng thực tế. Nếu nguyên vật liệu đã xuất nhưng chưa sử dụng hết thì phải loại trừ khỏi danh sách chi phí sản xuất bằng bút toàn điều chỉnh phù hợp.

Chi phí nguyên vật liệu phụ

Là những nguyên liệu kết hợp với nguyên vật liệu chính để làm thay đổi hình dáng, màu sắc bên ngoài của sản phẩm, làm tăng chất lượng sản phẩm cũng như thẩm mỹ, kích thước thị hiếu. Điều này giúp đảm bảo hoạt động sản xuất thuận lợi, phục vụ nhu cầu kỹ thuật công nghệ hoặc phục vụ cho việc đánh giản bảo quản sản phẩm hoàn thiện.

Chi phí nhiên liệu

Nhiên liệu tạo ra năng lượng để vận hành dây chuyền sản xuất sản phẩm. Chi phí này ít phổ biến hơn chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ, thường chỉ phát sinh trong những doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực đặc thù như: doanh nghiệp cầu đường, doanh nghiệp xây lắp. Nhiên liệu sử dụng ở đây có thể là than để nung chảy nhựa rải đường.

Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần lưu ý những chi phí trên để hoàn thiện báo cáo hạch toán cho doanh nghiệp.

Các phương pháp sử dụng trong kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Theo Khoản 3 Điều 84 Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, quy định về phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:

Nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ

a) Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

Trường hợp sử dụng ngay nguyên vật liệu

b) Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 331, 141, 111, 112,…

Trường hợp nguyên vật liệu đã xuất không sử dụng dụng hết

c) Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu vượt mức

d) Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường hoặc hao hụt được tính ngay vào giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

Nguyên vật liệu sử dụng cho hợp đồng hợp tác kinh doanh

e) Đối với chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh

– Khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh, căn cứ hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (chi tiết từng hợp đồng)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112, 331…

– Định kỳ, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung (có sự xác nhận của các bên) và xuất hoá đơn GTGT để phân bổ chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh cho các bên, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tác)

Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

Trường hợp khi phân bổ chi phí không phải xuất hóa đơn GTGT, kế toán ghi giảm thuế GTGT đầu vào bằng cách ghi Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Vào cuối kỳ kế toán

g) Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sử dụng nguyên liệu, vật liệu (phân xưởng sản xuất sản phẩm, loại sản phẩm, công trình, hạng mục công trình của hoạt động xây lắp, loại dịch vụ,…) theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (phương pháp kiểm kê định kỳ)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần vượt trên mức bình thường)

Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

 

Xem thêm: Công việc của kế toán dịch vụ là gì ? Những công việc cơ bản

Trên đây là những thông tin về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cùng những thông tin liên quan vô cùng quan trọng. Nếu bạn cần thêm thông tin về nguyên ngành kế toán hoặc muốn sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài hãy liên hệ với Kế toán ATS để được tư vấn phù hợp.

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo