4.9/5 - (283 bình chọn)

Việc tham gia bảo hiểm xã hội là điều mà bất kì ai khi đi làm đều phải thực hiện. Việc đóng bảo hiểm sẽ giúp cho người lao động luôn đảm bảo về tài chính. Đồng thời giảm thiểu rủi ro trong những trường hợp bất ngờ như ốm đau, thai sản, … Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà người lao động không đóng bảo hiểm xã hội 1 tháng. Lúc này, nhiều người nghĩ rằng làm như thế sẽ khiến bảo hiểm kết thúc. Vậy sự thật không đóng bảo hiểm xã hội 1 tháng có sao không? Hãy cùng Kế toán ATS giải đáp chi tiết trong bài viết này

Nguyên tắc khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì?

Trước khi tìm hiểu không đóng bảo hiểm xã hội 1 tháng có sao không thì cần nắm rõ những nguyên tắc khi tham gia bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, nguyên tắc bảo hiểm xã hội được xác định như sau:

  • Mức hưởng bảo hiểm xã hội được xác định dựa trên mức đóng. Cùng với đó là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Đồng thời đảm bảo tính chia sẻ giữa các đối tượng tham gia.
  • Đối với bảo hiểm bắt buộc, mức đóng được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong khi đó, bảo hiểm xã hội tự nguyện được xác định dựa trên mức thu nhập tháng. Mức thu nhập tháng này do người lao động tự lựa chọn.
  • Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất dựa trên tổng thời gian tham gia. Tuy nhiên, thời gian đã được tính để hưởng một lần sẽ không được cộng dồn. Đặc biệt khi tính các chế độ bảo hiểm xã hội khác.
  • Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất. Đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch. Ngoài ra sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo từng quỹ thành phần. Các nhóm đối tượng tham gia được phân loại theo chế độ tiền lương. Chế độ do Nhà nước quy định và do người sử dụng lao động quyết định.
  • Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đảm bảo đơn giản, thuận tiện. Đồng thời đảm bảo kịp thời và đầy đủ quyền lợi cho người tham gia.

Nguyên tắc khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì?

Đóng bảo hiểm xã hội có cần liên tục không?

Bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện nay do Nhà nước tổ chức dưới hai loại hình chính. Đó là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Dù người lao động tham gia theo bất kỳ hình thức nào, pháp luật không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội liên tục trong suốt quá trình làm việc.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng chế độ của người lao động được xác định. Bao gồm từ thời điểm người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Áp dụng theo quy định tại Khoản 5, Điều 3 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Trong trường hợp có giai đoạn gián đoạn, tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cộng dồn. Trong đó bao gồm tất cả các khoảng thời gian đã đóng trước đó.

Như vậy, người lao động không bắt buộc phải duy trì việc đóng bảo hiểm xã hội liên tục. Thay vào đó, tổng thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được tích lũy. Thời hạn tích lũy sẽ được tính cho đến khi người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ. Áp dụng với điều kiện đ là chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi lâu dài của người lao động. Đồng thời tạo điều kiện linh hoạt trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội.

Đóng bảo hiểm xã hội có cần liên tục không?

Không đóng bảo hiểm xã hội 1 tháng có sao không?

Không đóng bảo hiểm xã hội 1 tháng có sao không?

Theo quy định tại Điều 61 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, Khoản 5, Điều 3 của Luật cũng định nghĩa thời gian đóng bảo hiểm xã hội là khoảng thời gian tính từ khi người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội đến khi dừng đóng. Trong trường hợp có quãng thời gian gián đoạn, tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cộng dồn, không làm mất đi thời gian đã đóng trước đó.

Như vậy, chúng ta có thể biết không đóng bảo hiểm xã hội 1 tháng có sao không. Một số người lao động tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội trong 01 tháng. Lúc này thời gian đã tham gia trước đó vẫn được bảo lưu. Khi tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này sẽ được cộng dồn vào tổng thời gian tham gia. Thông qua đó đảm bảo quyền lợi về sau. Do đó, việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội trong ngắn hạn không làm mất đi quyền lợi. Cùng với đó là số tiền đã đóng trước đó của người lao động.

Không đóng bảo hiểm xã hội 1 tháng có sao không?

Việc dừng đóng bảo hiểm xã hội được kéo dài đến bao lâu?

Vừa rồi chúng ta đã biết không đóng bảo hiểm xã hội 1 tháng có sao không. Vậy người lao động được dừng đóng bảo hiểm đến bao lâu. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động có thể tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất với thời gian tạm dừng không vượt quá 12 tháng. Việc này áp dụng đối với các trường hợp đặc biệt. Đặc biệt khi cần điều chỉnh kế hoạch đóng bảo hiểm xã hội trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong suốt thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn có trách nhiệm duy trì việc đóng bảo hiểm xã hội vào các quỹ khác. Trong đó bao gồm quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Điều này đảm bảo rằng người lao động vẫn được bảo vệ đầy đủ quyền lợ. Đặc biệt trong các trường hợp khác liên quan đến ốm đau, thai sản. Ngoài ra là tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Mặc dù tạm thời ngừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Lưu ý quan trọng là các tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất phải tuân thủ đúng quy định. Đồng thời thời gian tạm dừng không vượt quá mức giới hạn đã được quy định. Từ đó tránh các vấn đề pháp lý và đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Việc dừng đóng bảo hiểm xã hội được kéo dài đến bao lâu?

Làm thế nào để đóng tiếp khi dừng đóng BHXH 1 tháng có sao không?

Tham gia BHXH bắt buộc thông qua hợp đồng lao động

Theo Khoản 1, Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: Người lao động có trách nhiệm đóng 8%. Khoản này sẽ tính mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Cơ chế đóng bảo hiểm: Hằng tháng, người lao động nộp phần đóng BHXH của mình cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm trích thêm phần đóng BHXH của người sử dụng lao động. Đồng thời thực hiện nộp toàn bộ số tiền bảo hiểm vào cơ quan theo quy định pháp luật.

Tham gia BHXH tự nguyện tại địa phương

Trong trường hợp không ký kết hợp đồng lao động để tham gia BHXH bắt buộc, người lao động có thể chủ động đăng ký tham gia BHXH tự nguyện tại cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương nơi cư trú (bao gồm thường trú hoặc tạm trú).

Làm thế nào để đóng tiếp khi dừng đóng BHXH 1 tháng có sao không?

Theo Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, người lao động có thể linh hoạt lựa chọn phương thức đóng BHXH tự nguyện theo các kỳ hạn sau:

  • Đóng hàng tháng
  • Đóng 03 tháng/lần
  • Đóng 06 tháng/lần
  • Đóng 12 tháng/lần
  • Đóng không quá 05 năm/lần
  • Đóng một lần cho số năm còn thiếu (tối đa không quá 10 năm). Từ đó đủ điều kiện hưởng lương hưu

Mức đóng BHXH tự nguyện: Người lao động sẽ đóng 22% mức thu nhập hàng tháng mà họ tự lựa chọn làm căn cứ đóng bảo hiểm.

Hỗ trợ từ Nhà nước: Để khuyến khích tham gia BHXH tự nguyện, Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng cho các nhóm đối tượng nhất định theo quy định pháp luật.

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về việc không đóng bảo hiểm xã hội 1 tháng có sao không. Cùng với đó là cách đóng tiếp khi dừng bảo hiểm xã hội. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS

Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo