Kinh phí công đoàn là khoản phí mà doanh nghiệp nào cũng sẽ có khi hoạt động. Tuy nhiên có một số doanh nghiệp mới hoạt động hoặc kinh phí chưa được ổn định. Vì thế, những doanh nghiệp này có thể chưa bắt đầu thành lập công đoàn. Lúc này các vấn đề kinh phí công đoàn là vấn đề sẽ khiến doanh nghiệp đau đầu nhất. Vậy theo quy định hiện hành kinh phí công đoàn có bắt buộc không? Mức xử phạt các hành vi liên quan đến công đoàn như thế nào? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu trong bài viết dưới đây
Công đoàn là gì?
Trước khi biết rõ kinh phí công đoàn có bắt buộc không thì cần nắm rõ công đoàn là gì. Theo quy định tại Điều 1 của Luật Công đoàn năm 2012, Công đoàn được định nghĩa là một tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn. Tổ chức này hoạt động theo lãnh đạo của giai cấp công nhân và người lao động. Cụ thể như sau:
- Công đoàn được thành lập dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Đây là một bộ phận trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam. Tổ chức này hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nó giữ vai trò đại diện cho giai cấp công nhân và người lao động trong mọi lĩnh vực.
- Công đoàn là tổ chức đại diện hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài ra là công nhân, và các nhóm người lao động khác. Công đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, và tổ chức xã hội để chăm lo. Đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Tham gia quản lý nhà nước và quản lý kinh tế – xã hội. Thanh tra, giám sát các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Từ đó đảm bảo tuân thủ pháp luật lao động và bảo vệ quyền lợi người lao động.
- Công đoàn thực hiện tuyên truyền và vận động người lao động. Từ đó nâng cao ý thức pháp luật, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp. Tổ chức này góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển của lực lượng lao động
Kinh phí công đoàn có bắt buộc không?
Theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012, công đoàn thực hiện quản lý và sử dụng tài chính. Áp dụng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nguồn tài chính công đoàn được xác định bao gồm các khoản thu sau đây:
- Đoàn phí công đoàn Do đoàn viên công đoàn đóng góp.
- Kinh phí công đoàn Do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng, tính trên quỹ tiền lương. Từ đó làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ và phục vụ cho các hoạt động của công đoàn.
- Nguồn thu từ các hoạt động văn hóa, thể thao, kinh tế của công đoàn.
- Thu từ đề án, dự án do Nhà nước giao.
- Nguồn viện trợ và tài trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
Theo Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn, đối tượng có trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn bao gồm:
- Cơ quan nhà nước và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp. Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn.
- Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời có sử dụng lao động là người Việt Nam.
Theo các quy định trên thì chúng ta có thể biết rõ kinh phí công đoàn có bắt buộc không. Tất cả doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đều phải đóng kinh phí công đoàn. Điều này áp dụng không phân biệt việc doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở hay chưa.
Mức xử phạt và biện pháp khắc phục liên quan đến kinh phí công đoàn
Mức phạt khi không đóng kinh phí công đoàn
Vừa rồi chúng ta đã biết được kinh phí công đoàn có bắt buộc không. Vậy nếu không đóng kinh phí công đoàn sẽ bị xử phạt như thế nào? Theo quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp có trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn theo quy định pháp luật. Trường hợp không thực hiện nghĩa vụ này, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt với các mức cụ thể như sau:
Áp dụng mức từ 12% đến 15% tổng số kinh phí công đoàn phải đóng cho hành vi
- Chậm đóng kinh phí công đoàn.
- Đóng không đúng quy định pháp luật.
- Đóng không đủ số lao động thuộc diện phải đóng theo quy định.
Áp dụng mức từ 18% đến 20% tổng số kinh phí công đoàn đóng cho hành vi: Không đóng kinh phí công đoàn cho tất cả người lao động thuộc đối tượng phải đóng theo quy định pháp luật.
Lưu ý:
- Số tiền phạt tối đa cho cả hai trường hợp không vượt quá 75 triệu đồng.
- Ngoài khoản tiền phạt, doanh nghiệp phải nộp thêm tiền lãi phát sinh tương ứng với số tiền chậm đóng, đóng thiếu hoặc chưa đóng. Lãi suất được tính dựa trên lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất. Lãi suất sẽ do ngân hàng thương mại công bố tại thời điểm xử phạt.
- Thời hạn nộp phạt là 30 ngày kể từ ngày có quyết định xử phạt.
Biện pháp khắc phục khi không đóng kinh phí
Ngoài việc bị phạt hành chính, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, cụ thể:
Trong vòng không quá 30 ngày kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải:
- Nộp đủ số tiền kinh phí công đoàn còn thiếu hoặc chưa đóng cho tổ chức công đoàn.
- Đóng thêm số tiền lãi phát sinh tương ứng với số tiền chậm đóng hoặc chưa đóng.
Cách tính tiền lãi: Tiền lãi được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất. Lãi suất sẽ do các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Xem thêm:
- Cách tính đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn chi tiết nhất
- Quy trình hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt chi tiết nhất
Trên đây là những điều cần biết về việc kinh phí công đoàn có bắt buộc không. Cùng với đó là các mức xử phạt và biện pháp khắc phục liên quan đến kinh phí công đoàn. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com