Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng, cung cấp thông tin tài chính, kinh tế của doanh nghiệp theo tháng, quý, năm. Đặc biệt, với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, báo cáo tài chính còn là tài liệu quan trọng để thu hút đầu tư, thu hút nhân tài. Tìm hiểu sâu hơn về báo cáo tài chính và cách lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hãy theo dõi bài viết này của Kế toán ATS.
Báo cáo tài chính là gì? Mẫu của báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được pháp luật quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13. Là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, được đơn vị kế toán lập và trình bày theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Hay nói cách khác, báo cáo tài chính cung thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp, các luồng tiền ra vào tại thời điểm lập báo báo.
Đây là nội dung kế toán bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Đối với tổng công ty (có các công ty con), ngoài báo cáo tài chính nắm, doanh nghiệp phải thực hiện cả báo cáo tài chính tổng hợp (hợp nhất báo cáo tài chính của các công ty con).
Mẫu báo cáo tài chính cho doanh nghiệp
Mẫu báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Cụ thể:
DN đáp ứng giả định hoạt động liên tục
– Báo cáo (BC) bắt buộc:
- BC tình hình tài chính: Mẫu số B01a – DNN hoặc B01b – DNN;
- BC kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DNN;
- Bản thuyết minh BC tài chính: Mẫu số B09 – DNN.
– BC không bắt buộc: Bảng cân đối tài khoản: Mẫu số F01 – DNN.
– BC khuyến khích lập: BC lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 – DNN.
DN không đáp ứng giả định hoạt động liên tục
– BC bắt buộc:
- BC tình hình tài chính: Mẫu số B01 – DNNKLT;
- BC kết quả hoạt động kinh doanh theo Mẫu số B02 – DNN;
- Bản thuyết minh BC tài chính theo Mẫu số B09 – DNNKLT.
– BC khuyến khích lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 – DNN.
DN siêu nhỏ
– BC tình hình tài chính: Mẫu số B01 – DNSN;
– BC kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DNSN;
– Bản thuyết minh BC tài chính: Mẫu số B09 – DNSN.
Lưu ý khi lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng, doanh nghiệp nên chú ý lập theo đúng quy định pháp luật. Một số lưu ý khi lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là:
Đảm bảo sử dụng đúng mẫu báo cáo:
Kế toán cần thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật về chuẩn mực kế toán và chế đọ kế toán. Đảm bảo sử dụng đúng mẫu báo cáo tài chính theo quy định hiện hành, tránh sai sót mất thời gian và những hệ luỵ về sau.
Doanh nghiệp có thể sửa đổi và bổ sung báo cáo:
Doanh nghiệp có thể thực hiện sửa đổi hoặc bổ sung những thông tin khác vào báo cáo tài chính. Nhưng phải đảm bảo nội dung phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và phải được BTC chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện theo báo cáo sửa đổi.
Doanh nghiệp có thể lập thêm nhiều loại báo cáo khác:
Doanh nghiệp có thể yêu cầu phòng kế toán lập thêm các loại báo cáo khác sao cho phù hợp, nhằm phục vụ nhu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thống nhất về nội dung, phương pháp lập báo cáo:
Đối với các loại báo cáo, cần thống nhất trong nội dung và phương pháp lập, trình bày các chỉ tiêu trong báo cáo. Đảm bảo tính khách quan và trung thực, cung cấp nội dung đầy đủ và chính xác về tính hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.
Xem thêm:
- Mẫu sổ nhật ký chung Excel đầy đủ và chi tiết nhất
- Các phân hành kế toán trong doanh nghiệp bạn cần biết
Lời kết
Trên đây là nội dung quan trọng bạn cần nắm khi thực hiện lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo theo đúng pháp luật hiện hành, tránh những sai sót không đáng có. Nếu cần thêm thông tin hoặc hướng dẫn chi tiết cách lập báo cáo tài chính, liên hệ ngay Kế toán ATS để được hỗ trợ.
Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com