Đánh giá bài viết post

ACCA và CFA là hai trong những chứng chi hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính, kế toán. Cả hai chứng chỉ này đều giúp cho học viên thăng tiến trong sự nghiệp kế toán. Tuy nhiên cả hai chứng chỉ này đều có một số điểm khác biệt mà bạn chưa biết. Vậy hai chứng chỉ ACCA hay CFA khác nhau những gì? Khi nào cần học chứng chỉ nào? Nên học ACCA hay CFA? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu, so sánh và phân tích xem nên chọn chứng chỉ kế toán nào để học trong bài viết này

Chứng chỉ ACCA là gì?

ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) là Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc. Hiệp hội kế toán này được thành lập vào năm 1904. Đây là một tổ chức quốc tế hàng đầu chuyên đào tạo về kế toán. Đồng thời được cấp chứng chỉ cho các chuyên viên kế toán và kiểm toán trên toàn thế giới. Chương trình đào tạo ACCA bao gồm 13 môn học, được phân thành 3 cấp độ. 3 cấp độ bao gồm Kiến thức ứng dụng (Applied Knowledge), Kỹ năng (Skills) và Chuyên gia (Professional). Các môn học này tập trung vào các kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, tài chính và quản lý.

Sau khi hoàn thành các môn học và đạt đủ yêu cầu về kinh nghiệm làm việc, học viên sẽ được cấp chứng chỉ ACCA. Chứng chỉ này được công nhận toàn cầu. Đồng thời mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực kế toán. Ngoài ra là kiểm toán, quản lý tài chính và tư vấn tài chính. Hiện tại, ACCA có hơn 200.000 thành viên và hơn 500.000 sinh viên đến từ 179 quốc gia. Thông qua đó tạo nên một mạng lưới kết nối về tài chính trên khắp thế giới

Chứng chỉ ACCA là gì?

Chứng chỉ CFA là gì?

CFA (Chartered Financial Analyst) là chứng chỉ Kế toán Tài chính được cấp bởi Viện CFA (CFA Institute) từ năm 1962. Đây là một trong những chứng chỉ quốc tế danh giá nhất dành cho các chuyên gia tài chính. Ngoài ra là chứng chỉ phân tích đầu tư và quản lý danh mục đầu tư. CFA được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong lĩnh vực tài chính và quản lý đầu tư. Ngoài ra CFA tập trung vào việc cung cấp kiến thức chuyên sâu. Cùng với đó là các kỹ năng thiết yếu cho việc phân tích tài chính, quản lý tiền tệ, kinh tế và đạo đức nghề nghiệp.

Chương trình CFA gồm 3 cấp độ (Level 1, 2, 3). Mmỗi cấp độ yêu cầu vượt qua một kỳ thi với độ khó cao về các lĩnh vực tài chính. Ví dụ như phân tích chứng khoán, quản lý đầu tư và đạo đức nghề nghiệp. Chứng chỉ CFA được công nhận bởi các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới. Từ đó mang lại cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong lĩnh vực quản lý tài chính và đầu tư.

Chứng chỉ CFA là gì?

Nên học ACCA hay CFA – So sánh chi tiết hai chứng chỉ

So sánh tổng quát hai chứng chỉ

Tiêu chí Hiệp hội ACCAViện CFA
Năm khởi đầuBắt đầu từ năm 1904Bắt đầu từ năm 1947
Trụ sở chínhLondonHoa Kỳ
Số lượng thành viên và học viên trên khắp thế giớiTrên 227.000 thành viên và trên 517.000 học viênTrên 178.000 thành viên. Chưa rõ thông tin về học viên
Số quốc gia có đặt văn phòng đại diện447
Số lượng hội viên và học viên tính riêng tại Việt NamTrên 1.300 hội viên và trên 7.000 học viên228 hội viên. Không có thông tin học viên
Số quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận chứng chỉ179 quốc gia165 quốc gia
Các chứng chỉ đào tạo1. Chứng chỉ Certified Accounting Technician

2. Chứng chỉ ACCA

3. Chứng chỉ Certificate in International Financial Reporting

4. Chứng chỉ Certificate in International Financial Reporting

1. Chứng chỉ Chartered Institute of Management Accountants

2. Chứng chỉ Chartered Financial Analyst

So sánh chi tiết hai chứng chỉ

Tiêu chí so sánh

Chứng chỉ CFA

Chartered Financial Analyst

Chứng chỉ ACCA

The Association of Chartered Certified Accountants

Tổ chức thành lập

Chứng chỉ CFA được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ. Đây được công nhận là tiêu chuẩn uy tín trong lĩnh vực Phân tích Tài chính và Đầu tư.ACCA là chứng chỉ kế toán công chứng do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc cấp.

Các cấp độ

Gồm 3 Levels:

– Level 1: Kiến thức tổng quan về Kinh tế Tài chính, Tài chính Đầu tư, các sản phẩm tài chính.               -.

– Level 2: Kỹ năng chuyên sâu về phân tích tài chính, định giá tài sản.

– Level 3: Kỹ năng dự báo, quản trị tài chính và rủi ro.

Gồm 3 cấp độ:

Applied Knowledge: 3 môn học cung cấp kiến thức nền tảng về kế toán

Applied Skills: 6 môn học nâng cao kiến thức kế toán.

Strategic Professional: 6 môn học (2 môn bắt buộc, 4 môn tùy chọn).

Hệ thống môn học

Chương trình học của CFA bao gồm 10 môn học với độ khó và tính ứng dụng tăng dần theo Level:

  • Ethics and Professional Standards;
  • Quantitative methods;
  • Economics;
  • Financial Statement Analysis;
  • Corporate Issuers;
  • Equity Investment;
  • Fixed Income;
  • Derivatives;
  • Alternative Investments;
  • Portfolio Management and Wealth Planning.
Chương trình học của ACCA bao gồm 3 cấp độ đó là Applied Knowledge, Applied Skills và Strategic Professional. Trong đó:

Applied Knowledge gồm:

  • Business and Technology (BT);
  • Management Accounting (MA);
  • Financial Accounting (FA).

Applied Skills gồm:

  • Corporate and Business Law (LW);
  • Performance Management (PM);
  • Taxation (TX);
  • Financial Reporting (FR);
  • Audit and Assurance (AA);
  • Financial Management (FM).

Cấp độ Professional gồm 2 môn bắt buộc và 4 môn tùy chọn theo theo thứ tự liệt kê bên dưới:

  • Strategic Business Reporting (SBR, bắt buộc);
  • Strategic Business Leader (SBL, bắt buộc);
  • Advanced Financial Management (AFM, tùy chọn);
  • Advanced Performance Management (APM, tùy chọn);
  • Advanced Taxation (ATX, tùy chọn);
  • Advanced Audit and Assurance (AAA, tùy chọn).

Tỉ lệ đỗ

Tỉ lệ đỗ trung bình là 43% (2024: 45% Level 1, 59% Level 2, 49% Level 3).Tỉ lệ đỗ các môn thi tháng 6/2024: PM 42%, TX 55%, FR 51%, AA 44%, FM 48%, SBR 49%, AFM 46%.

Lệ phí thi

Lệ phí thi CFA chính thức tăng từ kỳ thi tháng 02/2024. Trong đó:

  • Lệ phí đăng ký thi sớm: tăng từ $900 lên $940 từ T2/2024 và sẽ là $990 đối với các kỳ thi CFA Level 1,2 năm 2025, $1090 đối với CFA Level 3;
  • Lệ phí đăng ký thi chuẩn: tăng từ $1250 lên $1290;
  • Phí ghi danh sẽ giữ nguyên là $350.

Lệ phí dự thi của CFA sẽ phụ thuộc vào thời điểm bạn đăng ký. Càng gần thời gian thi thì phí dự thi sẽ càng cao.

Lệ phí kỳ thi tháng 9 năm 2024 đã tăng 5.7% so với tháng 6 năm 2024. Cụ thể:

  • Đối với các môn LW/F4, PM/F5, TX/F6, FR/F7, AA/F8, FM/F9 ACCA: £150;
    Đối với môn SBL: £266;
  • Đối với các môn SBR, AFM/P4, APM/P5, ATX/P6, AAA/P7 : £196.

Lưu ý, các loại phí trên sẽ phụ thuộc vào thời gian bạn đăng ký thi và các chương trình ưu đãi của ACCA.

Cơ hội nghề nghiệp

Tập trung vào Phân tích tài chính và Quản lý đầu tư. Các công việc bạn có thể lựa chọn sau khi học xong CFA có thể là:

  • Quản trị tài chính
  • Cố vấn tài chính
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Môi giới chứng khoán;
  • Đầu tư mạo hiểm;
  • Phân tích tài chính;
  • Pháp chế;
  • Quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tư.
Tập trung vào kế toán, kiểm toán, và thuế. Các công việc bạn có thể lựa chọn sau khi học xong ACCA có thể là:

  • Kế toán;
  • Kiểm toán nội bộ;
  • Kế toán thuế.

Nên học CFA hay ACCA – Chứng chỉ nào phù hợp

Lý do nên theo đuổi chứng chỉ CFA

Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) là lựa chọn ưu việt cho các chuyên gia tài chính. Đặc biệt trong các lĩnh vực như nghiên cứu vốn chủ sở hữu, lập mô hình tài chính và quản lý đầu tư. Việc sở hữu chứng chỉ này không chỉ nâng cao triển vọng nghề nghiệp. Nó còn trang bị cho các chuyên gia kiến thức chuyên sâu về các vấn đề tài chính phức tạp. Điều này giúp gia tăng uy tín của họ trong mắt các nhà tuyển dụng hàng đầu trong ngành.

Đối với những chuyên gia không trực tiếp làm việc trong lĩnh vực đầu tư, CFA vẫn là một chứng chỉ giá trị. Chứng chỉ này mang lại sự tôn trọng và mở ra nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Lý do nên theo đuổi chứng chỉ ACCA

Chứng chỉ ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) tạo ra cơ hội nghề nghiệp toàn cầu cho sinh viên và chuyên gia nhờ vào mạng lưới hợp tác với hơn 8.500 nhà tuyển dụng trên toàn thế giới. Chương trình ACCA phù hợp cho những ai mong muốn nâng cao kiến thức chuyên môn về tài chính và kế toán.

Yêu cầu đầu vào của chương trình ACCA không quá khắt khe. Nó cho phép nhiều đối tượng có thể tham gia. Chương trình giảng dạy bao gồm các lĩnh vực thiết yếu như kế toán, thuế, kiểm toán. Cùng với luật, nghiên cứu kinh doanh, quản lý tài chính và báo cáo tài chính. Cũng như các tiêu chuẩn nghề nghiệp và đạo đức.

Nên học CFA hay ACCA - Chứng chỉ nào phù hợp

Nên lựa chọn học ACCA hay CFA

Việc lựa chọn nên học ACCA và CFA là một băn khoăn phổ biến của nhiều người. Đặc biệt là những người trong lĩnh vực tài chính và kế toán. Câu hỏi đặt ra là: Chứng chỉ nào sẽ giúp dễ dàng xin việc tại các doanh nghiệp Việt Nam?

Quyết định này phụ thuộc vào định hướng nghề nghiệp cá nhân. Chứng chỉ ACCA thường mang lại nhiều cơ hội trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán tại Việt Nam. Việt Nam hiện là một trong những nơi nhu cầu về các chuyên gia kế toán đang ngày càng tăng. Ngược lại, lĩnh vực tài chính đầu tư cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ trong nước. Hiện nay số lượng chuyên gia sở hữu chứng chỉ CFA còn tương đối ít. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc cơ hội trở thành những chuyên gia tài chính có trình độ cao trong lĩnh vực này cũng rất tiềm năng.

Cả hai chứng chỉ ACCA và CFA đều được công nhận toàn cầu. Đây là tiêu chuẩn hàng đầu cho các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và kế toán. Dù bạn chọn phát triển trong lĩnh vực nào, việc theo đuổi một trong hai chứng chỉ này sẽ mang lại lợi ích lớn cho sự nghiệp của bạn.

Xem thêm:

Trên đây là việc so sánh chi tiết về hai chứng chỉ ACCA hay CFA. Cùng với đó là việc lựa chọn nên học ACCA hay CFA. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo