Bảng cân đối kế toán là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu của bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp. Bảng cân đối được sử dụng để theo dõi sức khỏe tài chính của doanh nghiệp cũng như cung cấp thông tin để ban lãnh đạo đưa ra quyết định nội bộ và mở rộng kinh doanh. Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp là tài liệu quan trọng kế toán cần thực hiện, chi tiết hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu trong bài viết này.
Tìm hiểu về bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp: Khái niệm, Vai trò, Cấu trúc
Bảng cân đối kế toán là gì?
Theo Mục 1.1 Khoản 1 Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC, Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Các thành phần trong bảng cân đối
Hoàn chỉnh một bảng cân đối kế toán bao gồm 2 thành phần chính: tài sản và nguồn vốn. Trong đó:
Tài sản: Là bất cứ thứ gì của doanh nghiệp có giá trị và có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Nguồn vốn: Bao gồm các khoản tiền của doanh nghiệp từ: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Nguyên tắc khi thực hiện lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp
Theo Mục 1.2 Khoản 1 Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC, nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Tuân thủ nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính. Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng
Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:
– Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;
– Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng
Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
– Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;
– Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn.
Trường hợp này, doanh nghiệp phải thuyết minh rõ đặc điểm xác định chu kỳ kinh doanh thông thường, thời gian bình quân của chu kỳ kinh doanh thông thường, các bằng chứng về chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngành, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.
Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh
Các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
Nguyên tắc khi thực hiện bảng cân đối giữa các cấp bậc trong doanh nghiệp
Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ…. giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.
Kỹ thuật loại trừ các khoản mục nội bộ khi tổng hợp Báo cáo giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới hạch toán phụ thuộc được thực hiện tương tự như kỹ thuật hợp nhất Báo cáo tài chính.
Các chỉ tiêu được miễn trình bày báo cáo
Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.
Để thực hiện lập bảng cân đối kế toán chính xác, kế toán cần nắm vững nghiệp vụ kế toán và những nguyên tắc quan trọng khi lập báo cáo. Liên hệ ngay Kế toán ATS để được hỗ trợ các nghiệp vụ liên quan đến kế toán, và sử dụng dịch vụ kế toán doanh nghiệp chuyên nghiệp của chúng tôi. Liên hệ:
Xem thêm:
Nội dung trên đây Kế toán ATS đã chia sẻ với bạn những thông tin cơ bản về cách định khoản kế toán. Nếu còn điều gì chưa nắm rõ, hoặc chưa hiểu biết sâu về các nghiệp vụ kế toán liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và tham gia các chương trình đào tạo kế toán chuyên nghiệp.
Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com