Chi phí tài chính là một thông tin quan trọng của bất kì doanh nghiệp nào. Đây là một khoản phí phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong chi phí tài chính sẽ có nhiều nội dung, hình thức khác nhau mà doanh nghiệp cần nắm rõ. Từ đó, giúp đánh giá và kiểm soát hiệu quả tình hình của doanh nghiệp. Trong bài viết này, Kế toán ATS xin giải thích chi tiết về những điều cần biết về chi phí tài chính trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các hình thức và phương pháp hạch toán chi phí tài chính mà doanh nghiệp cần biết
Chi phí tài chính là gì ?
Chi phí tài chính là chi phí liên quan đến việc vay tiền hoặc sử dụng các nguồn tài chính khác. Những chi phí này dùng để quản lý tài sản và hoạt động kinh doanh của một tổ chức hoặc cá nhân. Các chi phí này bao gồm các khoản lãi suất, phí giao dịch, phí bảo hiểm. Cùng với đó là các chi phí khác liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài chính. Ví dụ như:
- Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính.
- Chi phí đối với khoản đi vay vốn.
- Chi phí góp vốn trong liên doanh sản xuất hoặc kinh doanh.
- Chi phí cho việc góp vốn liên kết doanh nghiệp hoặc liên kết hoạt động.
- Chi phí lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn. Hoặc khoản lỗ tỷ giá chênh lệch trong quá trình bán ngoại tệ.
- Chi phí cho hoạt động giao dịch chứng khoán.
- Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
- Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ.
- Lỗ tỷ giá hối đoái.
- Chi phí đối với khoản cho vay…
Trong nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp thì chi phí tài chính được gọi là tài khoản 635. Tài khoản này nhằm phản ánh những khoản chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải thanh toán. Kế toán có nhiệm vụ hạch toán tài khoản 635 để đưa ra kết luận lãi hoặc lỗ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Ý nghĩa của chi phí tài chính trong báo cáo tài chính
Chi phí tài chính trong báo cáo tài chính sẽ phản ánh một phần hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào chi phí tài chính tăng hoặc giảm có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của công ty. Từ đó, rà soát kế toán một cách chặt chẽ, tránh thường hợp thất thoát tiền, biển thủ, tham nhũng…
Nếu chi phí tài chính của một doanh nghiệp tăng thì có thể bao gồm hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất: Doanh nghiệp đang mở rộng hoặc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.
- Trường hợp hai: Trong một số trường hợp chi phí tăng còn là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả. Đồng thời mất khả năng kiểm soát các khoản chi phí, thậm chí là lỗ nặng.
Tương tự như vậy, việc chi phí tài chính giảm cũng bao gồm hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Công ty đang gặp nhiều vấn đề trong quá trình kinh doanh. Từ đó không thể chi trả cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính
- Trường hợp 2: Đây còn có thể là kết quả của việc doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả các khoản chi tiêu. Thể hiện qua việc giảm chi phí kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng lợi nhuận.
Do vậy, cần chú ý kết hợp nhiều biện pháp để đưa ra đánh giá và dự báo tài chính một cách chính xác nhất. Từ đó đưa ra những kế hoạch phát triển hợp lý cho doanh nghiệp.
Chi phí tài chính trong báo cáo tài chính gồm những gì
Chi phí tài chính trong báo cáo tài chính sẽ được chia thành chi phí bên nợ và bên có.
Chi phí tài chính bên nợ bao gồm:
- Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, tiền lãi thuê tài sản thuê tài chính.
- Các khoản lỗ bán ngoại tệ.
- Chiết khấu thanh toán cho người mua.
- Chi phí từ các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư.
- Chi phí từ khoản lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ.
- Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính.
- Chi phí từ số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh. Cùng với đó là dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
- Các khoản chi phí từ hoạt động đầu tư tài chính khác.
Chi phí tài chính bên có bao gồm:
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
- Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Các chi phí không được tính vào chi phí tài chính trong báo cáo tài chính bao gồm:
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chi phí xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp.
- Chi phí kinh doanh bất động sản.
- Chi phí trang trải bằng nguồn kinh phí khác.
Các hình thức chi phí tài chính trong báo cáo tài chính thường gặp
Lãi suất
Lãi suất là một trong những thành phần quan trọng của phí tài chính. Lãi suất được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm của số tiền vay hoặc số tiền được cho vay. Hình thức này được áp dụng cho cả khoản vay ngắn hạn và dài hạn.
Lãi suất thường được xác định dựa trên các yếu tố như tình trạng thị trường tài chính, mức độ rủi ro, tỷ lệ lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương và nhu cầu vay của khách hàng. Các khoản vay có mức độ rủi ro cao hơn thường có lãi suất cao. Còn các khoản vay có mức độ rủi ro thấp hơn thì có lãi suất thấp hơn.
Việc lựa chọn khoản vay với lãi suất thấp nhất giúp giảm chi phí. Đồng thời tăng khả năng thanh toán của người vay. Ngược lại, việc chọn khoản vay với lãi suất cao hơn. Điều này dẫn đến phí tài chính tăng cao và khó khăn trong việc thanh toán.
Phí khởi tạo
Phí khởi tạo là một khoản chi phí ban đầu trong chi phí tài chính. Phí được tính khi khách hàng vay một khoản tiền từ tổ chức tín dụng. Khoản phí này bao gồm các chi phí liên quan đến việc xử lý hồ sơ vay. Cùng với đó là đánh giá tín dụng, đàm phán và xử lý các thủ tục pháp lý để cấp vay.
Loại phí này thường được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm của số tiền vay. Nó có thể được tính vào tổng số tiền vay hoặc được tính riêng và trả riêng trong lần trả nợ đầu tiên. Thông thường, các tổ chức tín dụng sẽ yêu cầu khách hàng trả phí khởi tạo. Từ đó, bù đắp cho các chi phí ban đầu của họ liên quan đến việc cấp vay.
Bạn cần phải lưu ý rằng phí khởi tạo khi vay tiền hoặc cho vay có thể là khoản lớn. Vì thế nó cần được tính toán trong quyết định vay tiền. Bạn nên tìm hiểu cẩn thận về các khoản phí và chi phí liên quan trước khi ký hợp đồng. Đồng thời đảm bảo mình hiểu rõ các điều khoản và điều kiện của khoản vay trước khi cam kết.
Phí trễ hạn
Đây là khoản phí được tính khi khách hàng không thanh toán khoản vay hoặc khoản nợ đúng hạn. Khoản phí này được tính dựa trên số tiền nợ chưa thanh toán và thời gian trễ hạn.
Thông thường, phí trễ hạn trong chi phí tài chính được tính dựa trên một tỷ lệ phần trăm của số tiền nợ chưa thanh toán. Đồng thời, phí có thể được áp dụng cho mỗi kỳ thanh toán bị trễ.
Việc tính phí trễ hạn nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán khoản nợ đúng hạn. Đồng thời, giúp cho các tổ chức tín dụng bù đắp các chi phí liên quan đến việc xử lý các khoản nợ bị trễ hạn.
Tiền phạt
Hình thức tiền phạt là khoản phí được tính khi khách hàng vi phạm các điều kiện trong hợp đồng vay hoặc không thực hiện các kỳ thanh toán đúng hạn. Khoản phí này bao gồm các khoản phạt trễ hạn. Cùng với đó là phạt vi phạm điều kiện hợp đồng hoặc các khoản phí khác tương tự.
Thông thường, tiền phạt trong phí tài chính được tính dựa trên một tỷ lệ phần trăm của số tiền nợ chưa thanh toán. Ngoài ra, nó cũng dựa trên một khoản phí cố định được xác định trong hợp đồng vay.
Các tổ chức tín dụng sẽ áp dụng các khoản phí này để đền bù cho sự bất tiện và rủi ro trong việc quản lý các khoản nợ. Cũng như các vấn đề liên quan đến việc thu hồi nợ.
Phương pháp hạch toán chi phí tài chính trong báo cáo tài chính
Hạch toán chi phí là quá trình ghi nhận và quản lý các khoản chi phí liên quan đến vay và quản lý nợ của một doanh nghiệp. Các khoản chi phí này bao gồm lãi suất, phí khởi tạo, phí trễ hạn, phí khấu hao và tiền phạt.
Để hạch toán chi phí, doanh nghiệp thường sử dụng các tài khoản trong sổ sách tài chính của mình. Ví dụ: tài khoản 640 được sử dụng để ghi nhận các khoản chi phí lãi suất; tài khoản 641 để ghi nhận các khoản phí khởi tạo; tài khoản 642 để ghi nhận các khoản phí trễ hạn; tài khoản 643 để ghi nhận các khoản phí khấu hao…
Tài khoản hạch toán
Trong hệ thống tài khoản kế toán, các khoản chi phí tài chính được hạch toán vào nhóm tài khoản chi phí tài chính 635. Đây là tài khoản gồm Chi phí và lãi và lỗ khác. Nhóm tài khoản 635 này có kết cấu như sau:
Bên Nợ | Bên Có |
Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm và lãi thuê tài sản thuê tài chính. | Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác |
Lỗ từ việc bán ngoại tệ. | Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác. |
Lỗ từ Chiết khấu thanh toán cho người mua. | Cuối kỳ, thực hiện kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911. Từ đó xác định kết quả hoạt động kinh doanh. |
Các khoản lỗ phát sinh từ việc thanh lý hoặc nhượng bán các khoản đầu tư. | |
Lỗ từ việc tỷ giá hối đoái thay đổi trong kỳ hoặc do đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính | |
Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác. | |
Các khoản chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính khác. |
Hạch toán các loại chi phí tài chính thường gặp
Lỗ các khoản đầu tư tài chính
Khi bán chứng khoán kinh doanh hoặc các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết mà phát sinh lỗ, kế toán hạch toán như sau:
- Nợ TK 111, 112,…: Phản ánh giá trị thực tế của tài sản nhận được.
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ): Phản ánh khoản lỗ phát sinh từ việc bán chứng khoán kinh doanh hoặc các khoản đầu tư.
- Có các TK 121, 221, 222, 228 (giá trị ghi sổ): Phản ánh giá trị ghi sổ của các khoản chứng khoán kinh doanh hoặc các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết được bán.
Khoản chiết khấu thanh toán
Khi có khoản chiết khấu thanh toán từ bên mua do thanh toán trước hạn, ghi:
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
- Có các TK 131, 111, 112,…
Cách hạch toán chi phí lãi vay, lãi trái phiếu
Khi phải hạch toán chi phí lãi tiền vay hoặc lãi trái phiếu theo định kỳ, ghi:
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
- Có các TK 111, 112,…
Khi đơn vị trả trước lãi tiền vay hoặc lãi trái phiếu cho bên cho vay, ghi:
- Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (nếu doanh nghiệp trả trước lãi tiền vay)
- Có các TK 111, 112,…
Khi phân bổ lãi tiền vay hoặc lãi trái phiếu theo số phải trả định kỳ vào chi phí tài chính, ghi:
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
- Có TK 242 – Chi phí trả trước.
Trường hợp vay trả lãi sau:
Khi tính lãi tiền vay hoặc lãi trái phiếu trong kỳ, ghi:
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
- Có TK 341, 335 – Vay và nợ thuê tài chính (3411) (nếu tiền lãi vay nhập vào tiền gốc) và chi phí phải trả
Khi hết hạn vay và đơn vị trả gốc vay và lãi tiền vay, ghi: Nợ TK 341, 34311, 335, 635
Xem thêm:
- Năm tài chính của doanh nghiệp và những điều cần biết
- Dịch vụ hoàn thiện sổ sách kế toán từ Kế toán ATS
Trên đây là những điều cần biết về chi phí tài chính trong báo cáo tài chính. Cùng với đó là những hình thức và phương pháp hạch toán chi phí tài chính. Nếu doanh nghiệp có thắc mắc, hãy liên hệ Kế toán ATS để được tư vấn thêm
Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com