Báo cáo tài chính là hồ sơ quan trọng của các doanh nghiệp. Nhằm mục đích liệt kê mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các hoạt động liên quan đến ngân sách của doanh nghiệp. Thông tin chi tiết về các báo cáo tài chính cơ bản, Kế toán ATS mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.
Các loại báo cáo tài chính cơ bản phổ biến hiện nay
Chia theo nội dung phản ánh trong báo cáo
Nếu xét theo nội dung phản ánh, các báo cáo tài chính cơ bản được chia làm 2 loại như sau:
- Báo cáo tài chính hợp nhất:
Báo cáo tổng hợp toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm những thông tin sau:
- Công ty mẹ quản lý doanh nghiệp.
- Các công ty con trong cùng hệ sinh thái với doanh nghiệp.
- Mọi công ty liên kết của doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính riêng lẻ:
Báo cáo phản ánh toàn diện tình hình tài chính, kinh doanh của một doanh nghiệp.
Chia theo thời điểm lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Xét theo thời điểm lập báo cáo tài chính, báo cáo được chia làm 2 loại chính là:
- Báo cáo tài chính cuối năm: Báo cáo được thiết lập theo năm dương lịch hoặc kỳ kế toán đảm bảo đủ 12 tháng. Thời điểm lập là khi có thông báo của cơ quan thuế Nhà nước.
- Báo cáo tài chính hàng quý: Được thiết lập theo từng quý. Một năm chia làm 4 quý, 3 tháng 1 lần.
Quy trình lập các báo cáo tài chính cơ bản
Sau khi làm rõ về các báo cáo tài chính cơ bản bao gồm những báo cáo gì. Tiếp theo, Kế toán ATS xin chia sẻ tới quý doanh nghiệp quy trình để lập một bộ báo cáo tài chính.
Bước 1: Tập hợp và kiểm tra các chứng từ
Công việc đầu tiên mà đơn vị kế toán cần làm khi lập báo cáo tài tính, đó là tập hợp những loại chứng từ đã phát sinh trong năm. Tiến hành kiểm tra, đối chiếu chứng từ đã tập hợp. So sánh với bài báo cáo thuế đã nộp cho cơ quan thuế sau khi đã kê khai định kỳ.
Bước 2: Viết bản hạch toán nghiệp vụ phát sinh
Kế toán viên tiến hành rà soát lại các bút hạch toán chứng từ hàng tháng theo đúng quy định của Nhà nước.
Bước 3: Phân loại các loại tài sản và nợ cần trả của doanh nghiệp
Báo cáo trình bày ngắn hạn và dài hạn của các loại tài sản cũng như phân loại nợ cần trả theo đúng quy định.
Bước 4: Thuyết minh báo cáo
Thuyết minh báo cáo tài chính giúp giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tổng hợp.
Bước 5: Lập báo cáo tài chính
Lập báo cáo tài chính hoàn tất các tài liệu cần có trong báo cáo tài chính.
Quy định về các báo cáo tài chính cơ bản
Thời hạn nộp báo cáo
- Ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính là thời hạn nộp chậm nhất các báo cáo tài chính cơ bản của doanh nghiệp.
- Nộp chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày có quyết định về việc chia tách, sáp nhập…. của doanh nghiệp. Áp dụng với các hồ sơ như: hồ sơ quyết toán thuế với các doanh nghiệp chia tách, sáp nhập, hợp nhất,…
Mức phạt với trường hợp nộp chậm hoặc lập sai các báo cáo tài chính
Vi phạm về tài khoản kế toán
Hưởng mức phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các hành vi sau đây:
- Hạch toán không đúng nội dung đưa ra
- Chưa được Bộ Tài chính chấp thuận đã tiến hành sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán.
- Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán Pháp luật ban hành.
Chỉ áp dụng với cá nhân nếu vi phạm 2 trường hợp đầu tiên. Phạt gấp đôi với trường hợp tập thể vi phạm.
Vi phạm về lập và trình bày các báo cáo tài chính
Sau đây là các mức phạt về nộp và công khai báo cáo tài chính theo Nghị định số: 41/2018/NĐ-CP
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
- Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
- Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
- Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
- Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
- Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
- Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
Xem thêm:
- Lý do nên sử dụng báo cáo tài chính cuối năm
- Những điều cần biết về chi phí tài chính trong báo cáo tài chính
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được những thông tin và tầm quan trọng của các báo cáo tài chính cơ bản. Kế toán ATS hy vọng rằng sự hỗ trợ này sẽ mang đến thông tin bổ ích về báo cáo tài chính cho doanh nghiệp của bạn. Cần hỗ trợ thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính liên hệ Kế toán ATS theo thông tin:
Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com