Báo cáo tài chính nội bộ và báo cáo thuế là hai loại báo cáo quan trọng với doanh nghiệp. Đây là hai loại báo cáo để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp hiện tại. Tuy nhiên giữa hai loại báo cáo lại có nhiều điểm khác biệt mà doanh nghiệp cần phải biết. Vậy báo cáo tài chính nội bộ là gì ? Báo cáo thuế là gì ? Cách phân biệt báo cáo tài chính nội bộ và báo cáo thuế trong doanh nghiệp là gì ? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu trong bài viết dưới đây
Báo cáo tài chính là gì
Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu. Những thông tin này cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh. Cùng với đó là các luồng tiền của doanh nghiệp. Từ đó đáp ứng nhu cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.
Ý nghĩa của báo cáo tài chính:
Phản ánh tổng quan nhất về tình hình tài sản, tài chính, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản. Và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Cung cấp những thông tin tài chính. Từ đó đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra là thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ đã qua.
Nhằm hỗ trợ cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn. Và khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chúng còn là những căn cứ vô cùng quan trọng để đánh giá đúng. Đồng thời xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp. Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng. Bên cạnh đó nhằm đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
Vai trò của báo cáo tài chính thuế và báo cáo tài chính nội bộ:
Báo cáo tài chính thuế là cầu nối để cơ quan thuế nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính nội bộ giúp kế toán cung cấp thông tin tài chính cho cấp trên. Từ đó phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp xây dựng
Báo cáo tài chính nội bộ và báo cáo thuế là gì
Báo cáo thuế là gì
Khái niệm báo cáo thuế
Báo cáo thuế là hoạt động kê khai hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào và thuế giá trị gia tăng đầu ra với các hoạt động phát sinh trong quá trình trao đổi hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
Báo cáo thuế bên cạnh kê khai hóa đơn giá trị gia tăng còn là cầu nối chặt chẽ giữa cơ quản quản lý thuế và các tổ chức, doanh nghiệp. Giúp cơ quan thuế nắm được tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Vì thế nó đóng một vai trò rất quan trọng. Báo cáo thuế có thời hạn nộp cụ thể. Ngoài ra các thông tin báo cáo cần chi tiết. Đồng thời được kiểm tra cẩn thận trước khi nộp lên cơ quan thuế.
Báo cáo thuế gồm những gì?
Một báo cáo thuế bao gồm những gì? Ngoài văn bản gốc, bạn phải kèm theo các loại hóa đơn và biên bản có liên quan. Trong một bộ báo cáo thuế phải có các giấy tờ sau đây thì mới có thể nộp lên cơ quan có thẩm quyền, cụ thể:
- Giấy tờ kê khai thuế GTGT ( giá trị gia tăng ) các tháng, quý trong năm.
- Bản báo cáo về tình hình sử dụng các loại hóa đơn theo quý.
- Báo cáo thuế TNDN ( thu nhập doanh nghiệp ) tạm tính hàng quý.
- Giấy tờ kê khai thuế thu nhập cá nhân hàng tháng và quý.
- Bản sao báo cáo thuế phát sinh (nếu có).
Báo cáo thuế cần phải lưu ý những gì?
Những lưu ý khi làm báo cáo thuế là gì? Để hoàn thiện các báo cáo thuế một cách chính xác, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Sắp xếp các loại hóa đơn theo trình tự và đúng quy trình ngày tháng.
- Bạn phải phân biệt rõ loại nguyên vật liệu, hàng hóa hay đó là tài sản, dụng cụ công cụ,….
- Khi lưu trữ hóa đơn hay chứng từ, bạn nên photo thêm một số bản. Việc này để phòng tránh bị mất và không có đối chứng.
- Khi kê khai thì thực hiện một cách cẩn thận. Đồng thời kiểm tra lại sau khi hoàn thành để không có sai sót xảy ra.
- Bạn nên thực hiện hạch toán trên phần mềm chỉnh sửa trước khi xuất dữ liệu và tiến hành nộp tờ khai.
- Nên thực hiện cân đối mọi vấn đề liên quan như các chi phí, lợi nhuận và thuế mỗi tháng hoặc quý. Từ đó, không bị quá tải trong việc lập báo cáo tài chính vào cuối năm.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế Hải Phòng
Báo cáo tài chính nội bộ là gì
Khái niệm báo cáo tài chính nội bộ
Báo cáo tài chính nội bộ là bản tóm tắt toàn bộ báo cáo kinh doanh, bao gồm tất cả các chi phí và các vấn đề phát sinh định kỳ trong doanh nghiệp. Đây là một trong những công việc quan trọng nhất trong mỗi doanh nghiệp, giúp lãnh đạo nắm được tổng thể tình hình và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tình hình lãi lỗ của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động và tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu có lợi của doanh nghiệp, của người sử dụng thông tin trong việc ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo tài chính nội bộ gồm những gì?
Thông thường, Báo cáo tài chính nội bộ cũng bao gồm những văn bản giống như Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp như:
- Bảng cân đối kế toán
- Bảng cân đối tài khoản
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính nội bộ được làm định kỳ giống như Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là bản báo cáo thực tế không được xử lý, thêm thắt, không làm các thủ thuật…hoặc có thể bao gồm một số khoản chi không có chứng từ nên không được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.
Do vậy, doanh thu và lợi nhuận ghi nhận trên Báo cáo tài chính nội bộ có thể cao hơn nhiều so với Báo cáo tài chính mà doanh nghiệp công bố. Nhìn chung, tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện trên Báo cáo tài chính nội bộ thường lành mạnh và khả quan hơn số liệu ghi nhận trên Báo cáo Tài chính.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 133/2016/TT-BTC thay thế Quyết định 48/2006/QĐ-BTC chính thức có hiệu lực áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2017.
Đối với doanh nghiệp lớn, Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Những lưu ý khi làm báo cáo tài chính nội bộ
Phí năm 2023 được thanh toán vào đầu năm 2024 phải được ghi nhận là phí năm 2023. Tương tự như vậy cho mọi năm
- Phải tiến hành kiểm kê tài sản cuối năm.
- Phải tiến hành kiểm kê tiền mặt cuối năm.
- Đối chiếu nợ thuế với cơ quan thuế và nợ bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Phải tiến hành trích chi phí trả trước, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, đầu tư và nợ phải thu xấu.
- Thuế GTGT được phân bổ thống nhất cho các hoạt động chịu thuế và không chịu thuế theo tỷ lệ doanh thu hàng năm.
Phân biệt báo cáo tài chính nội bộ và báo cáo thuế trong doanh nghiệp
Nội dung | Báo cáo tài chính thuế | Báo cáo tài chính nội bộ |
Doanh thu | Thể hiện doanh thu khớp với báo cáo thuế. | Thể hiện doanh thu nội bộ thực tế. |
Lợi nhuận | Lợi nhuận thể hiện lỗ hoặc lãi theo tính chất và theo năm thành lập của doanh nghiệp. | Lợi nhuận luôn là phải bắt buộc lãi 10% hoặc 15% của doanh thu. |
Thuế TNDN | Trường hợp lỗ sẽ không có chỉ tiêu thuế TNDN. | Bắt buộc lãi nên có chỉ tiêu thuế TNDN. |
Công nợ phải thu của khách hàng | Thể hiện đúng công nợ phải thu của các khách hàng. | Thể hiện công nợ phải thu luôn gấp 2 lần công nợ phải trả. |
Công nợ phải trả cho các nhà cung cấp | Phản ánh công nợ phải trả thực tế trên sổ sách đối chiếu. | Thể hiện công nợ phải trả cho nhà cung cấp phải ít hơn công nợ phải thu. |
Hàng tồn kho | Thể hiện số lượng hàng tồn kho thực tế. | Có nội dung hàng tồn kho nhưng không quá lớn và bằng 1/2 so với công nợ phải thu. |
Báo cáo tài chính | Gồm:Cân đối kế toán. Kết quả kinh doanh. Lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài chính. | Gồm:Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. |
Tiền mặt | Tiền mặt thể hiện trên báo cáo tài chính thuế đúng với hóa đơn chứng từ sổ sách doanh nghiệp. | Thể hiện số tiền ít phù hợp phụ thuộc vào từng doanh nghiệp |
Số lần lập báo cáo tài chính | 01 lần và hạn 30/03/N+1 | Khi có các chứng từ, nghiệp vụ phát sinh. |
Trên đây là những điều cần biết về báo cáo thuế và báo cáo tài chính nội bộ của doanh nghiệp. Cùng với đó là cách phân biệt hai loại báo cáo này. Để được tư vấn thêm, hãy liên hệ kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com