Trong quá trình thành lập công ty hoặc doanh nghiệp, bạn sẽ phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Những công đoạn này bao gồm công bố thông tin, chữ ký số, hóa đơn điện tử, … Tất cả những công đoạn này bạn sẽ phải chi trả khoản phí để hoạt động và duy trì. Những loại phí này được gọi là phí thành lập doanh nghiệp ? Vậy phí thành lập doanh nghiệp bao gồm những gì và mỗi loại bao nhiêu tiền ? Hãy cùng kế toán ATS tìm hiểu chi tiết các loại phí trong bài viết dưới đây.
Những loại phí doanh nghiệp cần phải đóng hiện nay
Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?
Theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC ngày 05/08/2019 của Bộ Tài Chính, lệ phí đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần. Phí này bao gồm: cấp mới, cấp lại và thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra là thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
Căn cứ Điều 37, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty.
Ngoài ra, doanh nghiệp thực hiện đăng ký qua mạng điện tử sẽ được miễn lệ phí đăng ký. Áp dụng theo quy định tại Điều 4, Thông tư 47/2019/TT-BTC.
Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là bao nhiêu?
Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần. Mức phí này áp dụng theo Thông tư 47/2019/TT-BTC. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có nghĩa vụ công khai thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày. Thời gian bắt đầu tính kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp
Chi phí khắc con dấu tròn của doanh nghiệp dao động từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Mức chi phí này tùy thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ và loại con dấu yêu cầu. Đối với con dấu chức danh, mức giá thường từ 80.000 đồng đến 150.000 đồng.
Lưu ý: Doanh nghiệp cần thông báo mẫu dấu trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Sau đó doanh nghiệp mới sử dụng con dấu tròn trong các giao dịch và hợp đồng kinh doanh.
Chi phí mua chữ ký số khai thuế
Chi phí mua chữ ký số để khai thuế tùy thuộc vào thời hạn sử dụng. Mức phí thông thường là 1.600.000 đồng cho thời hạn 1 năm và 2.700.000 đồng cho thời hạn 3 năm.
Chữ ký số là dạng USB mã hóa. Loại này thay thế chữ ký tay và con dấu doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Chữ ký số được sử dụng để ký tờ khai thuế và thực hiện các giao dịch trực tuyến. Đồng thời hỗ xác minh mọi hoạt động xuất phát từ doanh nghiệp.
Việc sở hữu chữ ký số không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ pháp luật. Nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quản lý thuế và giao dịch điện tử.
Chi phí mở tài khoản ngân hàng
Thông thường, doanh nghiệp được miễn phí Chi phí mở tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng thường bắt buộc ký quỹ duy trì tài khoản: 1.000.000 đồng. Chi phí kì quỹ được ngân hàng hoàn lại nếu doanh nghiệp thực hiện đóng tài khoản.
Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp cơ bản bao gồm:
- Bản sao công chứng CMND/CCCD của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Mẫu đơn đề nghị mở tài khoản ngân hàng theo quy định
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng/Người phụ trách kế toán của doanh nghiệp.
Chi phí mua và phát hành hóa đơn điện tử
Chi phí mua hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn khi thành lập công ty dao động khoảng 935.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Mức giá tùy thuộc vào số lượng hóa đơn đăng ký. Doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 1/7/2022 khi xuất hóa đơn cho khách hàng. Việc này áp dụng theo nghị định số 123/2020/ND-CP của Chính Phủ
Lệ phí môn bài cần đóng
Mức đóng lệ phí môn bài của doanh nghiệp khi thành lập công ty căn cứ vào vốn điều lệ công ty, đưa chia thành 2 mức sau:
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức lệ phí môn bài là 3.000.000 đồng/năm.
- Vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ thì mức lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm.
Lưu ý: Từ năm 2021, doanh nghiệp mới thành lập được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiền. Áp dụng theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định Số 136/2016/NĐ-CP,
Chi phí thành lập đối với các loại hình công ty doanh nghiệp khác
Chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành viên là bao nhiêu?
Chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành viên dao động khoảng 1.000.000 đồng, bao gồm các hạng mục:
- Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký tại Sở kế hoạch và Đầu tư: 200.000 đồng;
- Lệ phí khắc con dấu doanh nghiệp: 450.000 đồng;
- Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp: 100.000 đồng;
- Phí dịch vụ: 250.000 đồng.
Chi phí thành lập doanh nghiệp công ty TNHH 2 thành viên là bao nhiêu?
Tổng chi phí thành lập công ty TNHH 2 thành viên dao động từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng, bao gồm các hạng mục phí như sau:
- Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp: 200.000 đồng – 3.000.000 đồng;
- Lệ phí công chứng hồ sơ: 50.000 đồng – 500.000 đồng;
- Lệ phí khắc dấu doanh nghiệp: 150.000 đồng – 500.000 đồng;
- Chi phí hội sở: 1.000.000 đồng – 3.000.000 đồng;
- Các khoản phí phát sinh khác (nếu có).
Chi phí thành lập doanh nghiệp công ty cổ phần là bao nhiêu?
Tổng chi phí thành lập công ty cổ phần cơ bản là 750.000 đồng, bao gồm các hạng mục sau:
- Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh: 100.000 đồng;
- Lệ phí khắc dấu doanh nghiệp và đăng cáo mẫu dấu: 450.000 đồng;
- Lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp qua Cổng thông tin quốc gia: 200.000 đồng.
Các loại thuế cần đóng khi thành lập doanh nghiệp
- Thuế môn bài: Thuế môn bài được nộp định kỳ hàng năm. Trong đó mức thu phụ thuộc vào vốn điều lệ của doanh nghiệp. Trong năm đầu tiên sau khi thành lập, doanh nghiệp sẽ được miễn thuế môn bài.
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Đây là loại thuế gián thu. Loại thuế này được cộng vào giá bán hàng hóa hoặc dịch vụ và do người tiêu dùng chịu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh, mua bán hàng hóa và dịch vụ là đơn vị phải kê khai và nộp thuế này cho Nhà nước.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất từ 20% đến 25% trên lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp gặp lỗ (tức lợi nhuận âm), doanh nghiệp sẽ không phải nộp thuế TNDN.
- Thuế xuất nhập khẩu: Chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có thực hiện hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa. Loại thuế này phải được nộp khi doanh nghiệp tiến hành giao dịch quốc tế.
- Thuế bảo vệ môi trường: Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có khả năng gây tác động tiêu cực đến môi trường phải nộp thuế này. Thuế bảo vệ môi trường nhằm mục đích hỗ trợ cho các biện pháp khắc phục tác động xấu do hoạt động kinh doanh gây ra.
- Thuế sử dụng đất: Áp dụng đối với các doanh nghiệp thuê đất từ Nhà nước để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Xem thêm:
- Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp trọn gói uy tín và chuyên nghiệp
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp online
Trên đây là những điều cần biết về các loại phí cần phải đóng khi thành lập doanh nghiệp. Cùng với đó là những loại thuế cần phải đóng khi thành lập doanh nghiệp. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com