Báo cáo tài chính là tài liệu không thể thiếu và quan trọng của bất kì doanh nghiệp nào. Báo cáo này sẽ thống kê những con số về ngân sách và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, báo cáo còn cung cấp thông tin hữu ích cho việc đầu tư cho doanh nghiệp. Chính vì thế, việc lập và trình bày thông tin trên báo cáo cần thực hiện đúng quy định. Trong bài viết này, hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu những quy định về báo cáo tài chính của doanh nghiệp đầy đủ và chi tiết nhất
Khái niệm báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được trình bày dưới dạng bảng biểu. Từ đó cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng như luồng tiền của một doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính còn là phương tiện để trình bày khả năng sinh lợi nhuận, thực trạng tài chính doanh nghiệp tới các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, Cơ quan thuế, Ngân hàng, Các cơ quan chức năng…
Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc các ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Tuy nhiên, các công ty (tổng công ty) có các đơn vị kinh tế trực thuộc, thì bên cạnh việc báo cáo tài chính năm sẽ phải làm báo cáo tài chính tổng hợp vào cuối kỳ kế toán.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước, doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì bên cạnh việc lập báo cáo tài chính năm, sẽ phải lập thêm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.
Quy định về báo cáo tài chính của doanh nghiệp về đối tượng, mục đích và vai trò.
Ai là người sử dụng báo cáo tài chính?
Có 2 nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng báo cáo tài chính là:
Đối tượng bên trong doanh nghiệp: Là chủ doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp cần đọc báo báo tài chính. Những thông tin này giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt hiện trạng công ty. Từ đó đưa ra được các định hướng phát triển đúng đắn. Đồng thời tối ưu hóa kinh doanh đem lại giá trị cho doanh nghiệp.
Đối tượng bên ngoài doanh nghiệp:
- Nhà đầu tư: Xem xét khả năng tạo ra doanh thu, mức độ an toàn của vốn đầu tư. Ngoài ra là khả năng trả lãi, phân chia lợi nhuận nhằm đưa ra quyết định cho doanh nghiệp
- Nhà cung cấp, người cho vay: Xem xét khả năng thanh toán, sự ổn định tài chính trong dài hạn của doanh nghiệp. Từ đó quyết định xem có nên mở rộng quan hệ tín dụng không. Có nên tiếp tục cho vay hoặc cho trả chậm hàng hóa/ dịch vụ không.
- Các cơ quan chức năng: Xem xét xem doanh nghiệp có tuân thủ đúng quy định pháp luật không. Đồng thời kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, xác định số thuế mà doanh nghiệp đó phải nộp. Trong đó bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng
- Kiểm toán viên: Kiểm tra về tính trung thực, hợp lý của thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Mục đích của báo cáo tài chính
Căn cứ theo điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC , quy định về báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp có quy định về mục đích như sau:
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp. Đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước. Ngoài ra là nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định.
Trong báo cáo tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin của một doanh nghiệp về:
- Tài sản.
- Nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu.
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác.
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.
- Các luồng tiền.
Ngoài ra trong BCTC cần có bản Bản thuyết minh Báo cáo tài chính. Bản thuyết minh có mục đích giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp. Cùng với đó là các chính sách kế toán đã áp dụng. Từ đó, ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC.
Vai trò của báo cáo tài chính
Một số vai trò quan trọng của báo cáo tài chính (BCTC) có thể kể đến như:
- Cơ sở đưa ra các quyết định quan trọng: Việc đọc BCTC giúp các nhà quản lý xác định các xu hướng, rào cản tiềm ẩn. Đồng thời, chủ động theo dõi hiệu suất tài chính của doanh nghiệp trong thời gian thực. Từ đó, đưa ra các quyết định kinh tế nhanh chóng và đúng đắn khi thời điểm đến.
- Quản lý nợ: BCTC cung cấp cho chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý có cái nhìn sâu sắc. Cùng với đó là cái nhìn trực tiếp về tài sản và nợ hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó, giúp quản lý hiệu quả khoản nợ tồn đọng trong tương lai.
- Đơn giản hóa thuế: BCTC chính xác sẽ giảm thiểu rủi ro sai sót, tiết kiệm thời gian. Đồng thời, giảm bớt gánh nặng tổng thể đi kèm với việc nộp thuế của công ty mỗi năm.
- Tuân thủ pháp luật: Việc lập BCTC cũng nhằm đảm bảo công ty tuân thủ luật pháp và các quy định do cơ quan chính phủ yêu cầu.
- Minh bạch tài chính: Khi các đối tác muốn đầu tư vào doanh nghiệp đều cần nghiên cứu báo cáo tài chính. Từ đó, giúp họ có cái nhìn tổng quát nhất về doanh nghiệp. Đây cũng là công cụ để doanh nghiệp thể hiện tính toàn vẹn về tài chính. Đồng thời giúp doanh nghiệp tạo niềm tin với nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng.
Các loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo thông tư 200
Căn cứ theo quy định tại Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC, hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được quy định như sau:
Hệ thống Báo cáo tài chính gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ. Biểu mẫu Báo cáo tài chính kèm theo tại Phụ lục 2 Thông tư 200/2014/TT-BTC. Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài chính, doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính. Áp dụng theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.
Báo cáo tài chính năm
Báo cáo tài chính năm gồm:
- Bảng cân đối kế toán (được lập theo mẫu số B01-DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (được lập theo mẫu số B02 – DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (được lập theo mẫu số B03 – DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính (được lập theo mẫu số B09 – DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).
Báo cáo tài chính giữa niên độ
Báo cáo tài chính giữa niện độ dạng đầy đủ
Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (lập theo mẫu số B01a – DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (lập theo mẫu số B02a – DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (lập theo mẫu số B03a – DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc (lập theo mẫu số B09a – DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).
Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược
Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (lập theo mẫu B01b – DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (lập theo mẫu B02b – DN kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (lập theo mẫu số B03b – DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc (lập theo mẫu số B09a – DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).
Xem thêm: Mẫu báo cáo tài chính các công ty theo thông tư 200 mới nhất
Quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhà nước
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính: Chậm nhất là 20 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Đối với các công ty mẹ, doanh nghiệp Nhà nước có thời hạn nộp chậm nhất là 45 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, tổng công ty Nhà nước cần nộp Báo cáo tài chính cho công ty mẹ theo thời hạn do công ty mẹ quy định.
- Thời hạn nộp báo cáo năm: Chậm nhất là 30 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước có thời hạn nộp chậm nhất là 90 ngày,. Các đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo cho công ty mẹ theo thời hạn quy định.
Đối với các doanh nghiệp khác
- Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh nộp chậm nhất là 30 ngày. Thời gian tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.
- Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn đã quy định.
Quy định về mức xử phạt báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính
Nội dung | Mức phạt (triệu đồng) | Quy định |
– Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định; – Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. | 10 – 20 | Khoản 2 Điều 6 và Khoản 1 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP. |
– Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định; – Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán. Ngoại trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận. | 20 – 40 | Khoản 2 Điều 6 và Khoản 2 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP. |
– Không lập báo cáo tài chính theo quy định; – Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán; – Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán. | 40 – 60 | Khoản 2 Điều 6 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP. |
– Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; – Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính. Khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; – Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. | 80 – 100 | Khoản 2 Điều 6 và Khoản 4 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP. |
Vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
– Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định; – Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định. | 5 – 10 | Khoản 2 Điều 6 và Khoản 1 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP. |
– Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định; – Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính; – Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định; – Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính; – Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định. | 10 – 20 | Khoản 2 Điều 6 và Khoản 2 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP. |
– Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật; – Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán. | 20 – 30 | Khoản 2 Điều 6 và Khoản 3 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP. |
– Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; – Không công khai báo cáo tài chính theo quy định. | 40 – 50 | Khoản 2 Điều 6 và Khoản 4 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP. |
Yêu cầu về báo cáo tài chính của doanh nghiệp
– Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo trung thực, thông tin phải đầy đủ, khách quan, không có sai sót.
– Thông tin tài chính phải thích hợp . Từ đó giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích. Đồng thời đưa ra các quyết định kinh tế.
– Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo. Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai. Ngoài ra là của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể.
– Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
– Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán. So sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau.
Trên đây là những điều cần biết về quy định về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thắc măc, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Xem thêm:
- Những ví dụ về sai sót trong báo cáo tài chính và đánh giá
- Hướng dẫn làm báo cáo tài chính theo thông tư 200 đầy đủ và chi tiết
Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com