Báo cáo tài chính hợp nhất là một tài liệu quan trọng của nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Báo cáo này được hình thành dựa trên việc hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và con. Ngoài ra quy trình cũng cần được thực hiện để việc hợp nhất báo cáo được thuận lơi. Vì thế, quy trình hợp nhất tuy là hướng dẫn nhưng vẫn phải thực hiện bắt buộc đúng quy định. Trong bài viết này, hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu chi tiết quy trình thực hiện việc hợp nhất báo cáo tài chính đầy đủ và chi tiết
Báo cáo tài chính hợp nhất là gì ?
Báo cáo tài chính hợp nhất (Consolidated financial statements) là báo cáo được lập dựa trên cơ sở hợp nhất BCTC của công ty mẹ và công ty con. Từ đó cung cấp những thông tin về vấn đề kinh tế tài chính. Những thông tin này phục vụ việc đánh giá tình hình kinh doanh của tập đoàn trong kỳ kế toán. Đây cũng là căn cứ quan trọng để đưa ra những quyết định về quản lý. Cùng với đó là kế hoạch điều hành hoạt động kinh doanh và đầu tư trong tương lai.
Trong đó, theo chuẩn mực kế toán số 25, các thuật ngữ được giải thích như sau:
Công ty mẹ: Là công ty có một hoặc nhiều công ty con
Công ty con: Là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ)
Tập đoàn: Bao gồm công ty mẹ và các công ty con
Đối tượng lập báo cáo hợp nhất như sau:
Tất cả các công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con. Trong đó công ty mẹ có thể sở hữu trực tiếp công ty con hoặc sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty khác.
Tất cả các tổng công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty con phải lập và nộp BCTC hợp nhất theo quy định của pháp luật
Báo cáo tài chính hợp nhất
Yêu cầu đối với báo cáo hợp nhất
Trong khi đó, theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 202/2014/TT-BTC, báo cáo tài chính hợp nhất cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ trong kỳ kế toán của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay các công ty con trong tập đoàn.
Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho việc đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng tạo tiền của tập đoàn trong kỳ kế toán đã qua và dự đoán trong tương lai, làm cơ sở cho việc ra quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào tập đoàn của các chủ sở hữu, nhà đầu tư, chủ nợ hiện tại và tương lai và các đối tượng khác sử dụng Báo cáo tài chính.
Thời hạn nộp sau quy trình hợp nhất báo cáo tài chính
Cụ thể, Điều 6 của Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về thời hạn nộp và công khai BCTC hợp nhất như sau:
Báo cáo tài chính hợp nhất năm phải nộp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đồng thời được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất năm. Đồng thời công khai theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ phải nộp cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp và công khai Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Quy trình hợp nhất báo cáo tài chính đầy đủ chi tiết
Bước 1: Thu thập báo cáo tài chính riêng (của cả công ty mẹ và công ty con) -> xem xét điều chỉnh (nếu có) -> Cộng gộp các báo cáo tài chính lại
Các vấn đề khi hợp nhất báo cáo tài chính
Thứ nhất, trong trường hợp các báo cáo tài chính riêng có các sai sót chưa được điều chỉnh. Bây giờ công ty mẹ thu thập báo cáo tài chính của công ty con. Sau đó phát hiện ra có các sai sót chưa được điều chỉnh. Vì vậy cần phải điều chỉnh trước khi hợp nhất. Trong thực tế khi đã sử dụng các báo cáo tài chính đã được kiểm toán thì khả năng sai sót trọng yếu nó cũng không nhiều. Bản chất vẫn phải sử dụng báo cáo tài chính đúng để hợp nhất. Do vậy trước khi hợp nhất phát hiện có sai sót thì phải điều chỉnh.
Thứ hai, báo cáo tài chính công ty con có khác biệt với báo cáo tài chính tập đoàn. Ví dụ như kỳ kế toán, chính sách kế toán, đồng tiền hạch toán sử dụng. Nếu có sự khác biệt thì cần điều chỉnh theo quy định trước khi sử dụng các báo cáo này cho việc hợp nhất.
Thứ ba, lưu ý khi cộng gộp các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty trong tập đoàn với nhau. Nguyên tắc chung ở đây đó là ta sẽ cộng sao cho các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn nó sẽ phản ánh. Nó sẽ phản ánh quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với các khoản mục tài sản. Cùng với đó là nợ phải trả cũng như các khoản thu nhập, chi phí của công ty con.
Các công thức khi cộng gộp
Chính vì vậy khi cộng gộp các chỉ tiêu tài sản và nợ phải trả thì chúng ta sẽ lấy 100% số dư tài sản, nợ phải trả của công ty mẹ cộng với 100% số dư tài sản, nợ phải trả của công ty con. Bất kể là tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ trong công ty con là bao nhiêu. Dù tỷ lệ sở hữu chỉ là 80% đi chăng nữa, thì công ty mẹ vẫn có quyền kiểm soát toàn bộ đối với tài sản và nợ phải trả của công ty con. Điều đó được thể hiện theo công thức:
-> Tài sản và nợ phải trả: 100% mẹ + 100% con
Đối với các chỉ tiêu trên vốn chủ sở hữu
chúng ta cần chia làm 2 phần. Thứ nhất là đối với nguồn vốn chủ sở hữu, chúng ta chỉ lấy dư vốn chủ sở hữu của công ty mẹ. Vì báo cáo tài chính hợp nhất này chỉ phản ánh các phần vốn của các cổ đông của công ty mẹ. Chứ không phản ánh vốn của các cổ đông ở công ty con. Nên ở đây chúng ta chỉ lấy chỉ tiêu nguồn vốn chủ sở hữu (VCSH) của công ty mẹ.
Đối với chỉ tiêu vốn chủ sở hữu khác,
chúng ta sẽ lấy 100% số dư của công ty mẹ. Sau đó cộng % sở hữu của tập đoàn với lợi nhuận sau hợp nhất của công ty con. Được xác định theo công thức:
-> VCSH khác: 100% số dư mẹ + % sở hữu của tập đoàn vớn “lợi nhuận sau hợp nhất” của công ty con
Đối với chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
Chúng ta sẽ lấy số của công ty mẹ. Sau đó cộng thu nhập/ chi phí của giai đoạn sau hợp nhất của công ty con. Mô tả ý này sẽ theo công thức:
-> Chỉ tiêu trên PL: 100% Mẹ + Thu nhập/chi phí giai đoạn “sau hợp nhất” của công ty con
Bảng cân đối kế toán hợp nhất
Bước 2: Thực hiện các bút toán điều chỉnh hợp nhất
Chúng ta có thể chia thành các dạng như sau:
+ Dùng để điều chỉnh chênh lệch giữa giá trị hợp lý. Cùng với đó là giá trị ghi sổ trong tài sản thuần của công ty con.
+ Bút toán loại trừ giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con.
+ Bút toán phân bổ lợi thế thương mại (nếu có), khi mà giá phí của khoản đầu tư mà công ty mẹ bỏ ra lớn hơn % sở hữu của công ty mẹ trong giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty con, khi đó sẽ phát sinh lợi thế thương mại công ty mẹ sẽ cần phải ghi nhận cái lợi thế thương mại này trên báo cáo tài chính hợp nhất.
+ Bút toán loại trừ các giao dịch nội bộ trong tập đoàn. Ở góc độ tập đoàn là đơn vị báo cáo thì không ai tự giao dịch với chính mình cả. Từ đó dẫn tới các giao dịch nội bộ này không tồn tại ở góc độ tập đoàn. Nhưng ở trên báo cáo tài chính riêng của từng công ty thì đã hạch toán rồi. Chúng ta lại sử dụng báo cáo tài chính riêng đó để chúng ta hợp nhất. Sau khi cộng gộp các báo cáo tài chính riêng của các công ty rồi, thì chúng ta phải thực hiện loại trừ đi ảnh hưởng của các giao dịch nội bộ đã phát sinh trong kỳ của các công ty.
+ Xác định giá trị của cổ đông không kiểm soát cần ghi nhận ở thời điểm cuối kỳ
Bước 3: Lập bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và chỉ tiêu hợp nhất
Chúng ta sẽ có 2 bảng tổng hợp với mục đích tập hợp lại các công việc chúng ta đã thực hiện. Từ đó làm cơ sở lên báo cáo tài chính hợp nhất. Cũng như là cơ sở để sang năm sau chúng ta đã làm những cái gì. Đây là căn cứ để năm sau chúng ta điều chỉnh tiếp. Sẽ gồm các bảng:
– Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh: Tổng hợp các khoản được điều chỉnh và loại trừ khi hợp nhất BCTC. Tức là nó sẽ tập hợp tất cả các bút toán mà chúng ta đã thực hiện ở các bước 1, bước 2.
– Bảng tổng hợp thứ hai là tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất: Tổng hợp các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con trong tập đoà. Đồng thời phản ánh tổng ảnh hưởng của các bút toán loại trừ và điều chỉnh khi hợp nhất.
Bước 4: Lên BCTC hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất sẽ được áp dụng biểu mẫu BCTC theo như quy định bình thường của một doanh nghiệp độc lập. Ngoài ra, trong quá trình mà chúng ta hợp nhất sẽ phát sinh một số chỉ tiêu chỉ có trên báo cáo tài chính hợp nhất, còn trên BCTC riêng sẽ không có. Cụ thể trên báo cáo tài chính hợp nhất sẽ cần bổ sung một số chỉ tiêu:
+ Lợi thế thương mại ghi nhận. Chúng ta sẽ ghi nhận như một khoản mục tài sản trên bảng cân đối kế toán.
+ Lợi ích cổ đông không kiểm soát. Đây thuộc chỉ tiêu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán
+ Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết
+ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ.
Xem thêm:
- Những điều cần biết về việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
- Ví dụ về sai sót trong báo cáo tài chính
Trên đây là những điều cần biết về báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định. Cùng với đó là quy trình hợp nhất báo cáo tài chính đầỳ đủ và chi tiết. Nếu doanh nghiệp có thắc mắc, hãy liên hệ Kế toán ATS để được tư vấn thêm.
Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com