Thanh lý tài sản cố định (TSCĐ) có vai trò quan trọng trong việc tái cơ cấu tài của một một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Thanh lý tài sản cố định không chỉ giúp giảm rủi ro tài chính mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững. Trong đó, quy trình thanh lý tài sản cố định là nghiệp vụ quan trọng kế toán cần thực hiện. Chi tiết nội dung hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu sau đây.
Tài sản cố định là gì? Khi nào cần thanh lý TSCĐ
Tài sản cố định là gì?
Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, TSCĐ những tài sản có thời gian sử dụng cố định và khấu hao theo thời gian, bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ tương tự.
Các trường hợp cần thanh lý TSCĐ
Các trường hợp cần thanh lý tài sản cố được quy định tại Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 35 của Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án
TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐ hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thanh lý TSCĐ do hư hỏng không thể sử dụng
TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định.
Khi góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết bằng TSCĐ hữu hình
Kế toán ghi:
- Nợ các TK 221, 222 (theo giá trị đánh giá lại)
- Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (số khấu hao đã trích)
- Nợ TK 811 – Chi phí khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ)
- Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
- Có TK 711 – Thu nhập khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ).
Trường hợp TSCĐ của doanh nghiệp bị giảm do bất kỳ lý do gì, kế toán phải thực hiện đầy đủ thủ tục, xác định những thiệt hại và khoản thu (nếu có). Kế toán thực hiện quy trình thanh lý tài sản cố định theo đúng quy định.
4 bước trong quy trình thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp
Bước 1: Đề nghị thanh lý TSCĐ
Chuẩn bị hồ sơ:
- Đơn đề nghị thanh lý tài sản cố định: Phải thực hiện lập đơn đề nghị, ghi rõ danh mục những TSCĐ cần thanh lý. Sau đó trình lên lãnh đạo công ty phê duyệt.
Bước 2: Quyết định thanh lý tài sản
Thành lập hội đồng đồng kiểm kê và đánh giá TSCĐ cần thanh lý.
Chuẩn bị hồ sơ:
- Quyết định Thanh lý TSCĐ: Xác nhận lại việc ban lãnh đạo đã đồng ý phê duyệt việc thanh lý TSCĐ theo đơn đề nghị bên trên.
- Quyết định thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ: Biên bản xác nhận và thông báo việc thành lập hội đồng xử lý TSCĐ cần thanh lý.
Bước 3: Thành lập hội đồng
Hội đồng thanh lý TSCĐ bao gồm
- Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;
- Kế toán trưởng, kế toán tài sản;
- Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;
- Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý;
- Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý;
- Đại diện đoàn thể: Công đoàn, Thanh tra Nhân dân (nếu cần).
Bước 4: Tiến hành thanh lý TSCĐ
Chuẩn bị hồ sơ:
- Biên bản họp hội đồng: Nội dung ghi chép lại những thông tin đã được bàn bạc và thống nhất về TSCĐ trong buổi họp.
- Biên bản kiểm kê TSCĐ: Biên bản được lập nhằm mục đích xác nhận số lượng, hiện trạng của TSCĐ.
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ: Nội dung thể hiện kết quả đánh giá chất lượng cũng như giá trị còn lại của TSCĐ
Xem thêm: Biên lợi nhuận là gì? Cách tính biên lợi nhuận
Trên đây là thông tin về TSCĐ, các trường hợp cần thanh lý TSCĐ và quy trình thanh lý tài sản cố định kế toán cần nắm rõ. Nếu cần tư vấn thêm về nghiệp vụ kế toán cũng như sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói, liên hệ ngay Kế toán ATS để được hỗ trợ.
Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com