Để thành lập được công ty hợp danh chúng ta cần thoả các điều kiện như có ít nhất 2 cá nhân cùng sở hữu công ty và kinh doanh chung dưới 1 cái tên. Ngoài các thành viên hợp danh loại hình này vẫn có thêm các thành viên góp vốn khác.
Các thành viên hợp danh cũng giống như các chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải chịu trách nhiệm các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác bằng tất cả tài sản của mình. Còn các thành viên góp vốn thì chỉ phải chịu trách nhiệm trên khoản vốn mình góp vô.
Nói chung loại hình này tập hợp các đặc điểm của công ty tnhh và doanh nghiệp tư nhân.
==>Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại ATS NHANH CHÓNG – GIÁ RẺ
Ưu điểm:
Ưu điểm nổi bật nhất của loại hình này có lẽ là sự linh hoạt, bạn muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân nhưng lại có 1 người cùng bạn kinh doanh, bạn muốn có người góp vốn chung thì đây là loại hình phù hợp nhất.
Thêm 1 điểm nữa đó là với loại hình thành viên hợp danh bắt buộc phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình do đó sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng.
Nhược điểm:
Việc phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình vừa là ưu điểm cũng vừa nhà nhược điểm việc phải chịu trách nhiệm như vậy làm cho các cá nhân e ngại trong việc chọn loại hình này thành lập công ty.
Thêm 1 điểm nữa là thành viên hợp danh bắt buộc phải là cá nhân các tổ chức không thể làm thành viên hợp danh mà chỉ có thể làm thành viên góp vốn.
Thủ tục thành lập công ty hợp danh
Các hồ sơ để thành lập công ty được quy định tại đều 21 của Luật Doanh nghiệp 2014 cụ thể như sau:
- Giấy đề nghị thành lâp công ty theo mẫu
- Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp
- Danh sách các thành viên hợp danh, góp vốn
- Bản sao chứng minh thư, thẻ căn cước
- Nếu là nhà đầu tư nước ngoài thì cần có giấy chứng nhận đầu tư
Những việc cần lưu ý sau khi thành lập
Sau khi thành lập các doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục cần thiết để hoàn thành hết việc thành lập công ty như : dấu, thuế, hoá đơn…
Hàng tháng hàng quý, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục về thuế như khai báo tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN, và báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn.
Cuối cùng là thực hiện đóng thuế GTGT, TNCN và thu nhập doanh nghiệp tạm tính nếu có phát sinh.
==>Xem thêm: https://www.facebook.com/ketoan.ATS